fbpx

OPEC là gì? Sự ra đời tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ

OPEC là gì? OPEC được viết tắt của Organization of Petroleum Exporting Countries còn được hiểu là tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ. Tuy nhiên, ba quốc gia có sản lượng xuất khẩu lớn hàng đầu toàn cầu có thể kể đến Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nga không phải là thành viên của tổ chức trên. Vậy OPEC có bao nhiêu thành viên và quá trình phát triển như thế nào? Hãy cùng Traderforex tìm hiểu thêm những kiến thức liên quan thông qua bài viết bên dưới đây bạn nhé.

Tìm hiểu chung về OPEC là gì?

OPEC có tên gọi bằng tiếng Anh đầy đủ “Organization of Petroleum Exporting Countries” và tiếng Việt là Tổ chức các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ trong đó có 13 nước tham gia, với tổng sản lượng chiếm 30% trên toàn thế giới.

Năm 1960, tổ chức được ra đời và hoạt động đến nay với 13 quốc gia gia nhập (cho đến thời điểm 2023). OPEC có trụ sở chính tọa lạc ở thủ đô Vienna, Áo gồm có cơ quan điều hành, vận hành những hoạt động kinh doanh mỗi ngày.

Sơ lược những thông tin cơ bản về Organization of Petroleum Exporting Countries (OPEC)
Sơ lược những thông tin cơ bản về Organization of Petroleum Exporting Countries (OPEC)

Tổ chức các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ vận hành tương tự với một tập đoàn quản lý khả năng cung ứng và nỗi lực điều chỉnh nhằm đảm bảo giá đối với thị trường toàn cầu, hạn chế những tác động không tốt có thể gây ra tác động đến nền kinh tế của quốc gia xuất và nhập khẩu dầu mỏ.

Thời điểm khi OPEC chưa được ra đời, thị trường dầu mỏ trên toàn cầu chịu ảnh hưởng sâu sắc đến từ tổ chức “seven sisters” trong đó có những công ty năng lượng toàn cầu đến từ Anh – Mỹ. Tuy nhiên, đến năm 1980, OPEC đã tạo ra những ảnh hưởng liên quan tới khả năng xuất khẩu trên toàn cầu và sự bình ổn giá.

Giá dầu trên toàn cầu có thể được thay đổi bởi những tác động của OPEC, mặc dù vậy, vẫn còn nhiều trở ngại và khó khăn về chính trị, các tình huống cung quá nhiều, nhu cầu không cao và việc sử dụng những công nghệ xanh cũng như các công nghệ vừa được cho ra mắt khác.

Bên cạnh những thông tin giải đáp về OPEC là gì, chúng ta hãy cùng theo dõi phần tiếp theo để nắm hiểu rõ hơn về quá trình hình thành của OPEC nhé.

Quá trình ra đời và các cột mốc phát triển của tổ chức OPEC

Những giai đoạn hình thành và phát triển của OPEC
Những giai đoạn hình thành và phát triển của OPEC

Ngày 14/09/1960 là thời điểm OPEC được ra đời ở Baghdad với 5 quốc gia đầu tiên là: Iran, Ả Rập Saudi, Iraq, Kuwait và Venezuela, nhằm quản lý các hoạt động liên quan đến tổ chức một cách hiệu quả nhất cùng những chính sách dầu mỏ từ các quốc gia thuộc OPEC và mang đến sự hỗ trợ về kinh tế cũng như kỹ thuật cho những đất nước thuộc tổ chức.

Năm 1965, vào thời điểm trụ sở chính chưa xác nhận việc đặt tại thủ đô Vienna, OPEC đã tạo ra Ban Thư ký ở Geneva. Tổng Thư ký là người có vị trí cao nhất trong tổ chức này.

Số lượng các nước tham gia vào OPEC đã được nâng lên 10 thành viên cũng như được vận hành là một tổ chức bí mật cho đến thời điểm các quốc gia Ả Rập hạn chế lượng dầu và ngăn việc xuất khẩu đến Mỹ và Hà Lan vào băm 1969. Đó cũng là một trong những hành động trả lời cho những sự giúp đỡ của phương Tây đối với Israel khi chiến tranh Yom Kippur diễn ra tại thời điểm tháng 10/1973.

Trong một năm tiếp theo, giá dầu đã có chuyển biến đi lên khá mạnh mẽ, tạo ra sự mất cân bằng và gây ra không thể đủ đối với sản lượng cung cấp dầu ở Hoa Kỳ. Đến năm 1974, lệnh cấm vận về dầu mỏ đã được thay đổi và không được áp dụng tiếp.

Năm 1975 đánh dấu cột mốc 13 đất được khác nhau tham gia vào tổ chức, nó được duy trì đến năm 2023, mặc dù có những đất đầu đã rời khỏi sau một thời gian tham gia vào liên minh này.

Thời điểm 1976, Tổ chức các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ đã lập nên Quỹ Phát triển Quốc tế OPEC, nhằm đem đến nguồn lực về tài chính cũng như các khoản hỗ trợ đối với các khu vực thương mại và tư nhân đến những đất nước đang phát triển và cộng đồng toàn cầu khác mặc dù những nước này không thuộc tổ chức trên.

Năm 2016, OPEC đã tạo nên liên minh cùng những đất nước sản xuất dầu khác để lập nên OPEC+. Những đất nước có mặt tại danh sách OPEC+ bao gồm 10 quốc gia trong đó có Nga, Azerbaijan, Kazakhstan, Oman và Mexico. Hành động thiết lập OPEC+ chính là động thái của vấn đề giá dầu thô hạ xuống dần vì số lượng dầu đá phiến tại Hoa Kỳ ngày càng nhiều tính từ thời điểm 2011.

OPEC+ được thành lập năm 2016
OPEC+ được thành lập năm 2016

Các chuyển biến về địa chính trị đã tác động tới giá dầu như sau:

  • Năm 1980, chiến tranh Iran-Iraq.
  • Năm 1990 – 1991, tài chính châu Á bị khủng hoảng nghiêm trọng.
  • Tiếp đến trong năm 2007 – 2008, cuộc khủng hoảng tài chính trên khắp toàn thế giới.
  • Tính đến thời điểm 2020, những tác động to lớn của đại dịch COVID-19 đã là giá dầu thô liên tục hạ xuống vào thời điểm có nhiều đất nước bị phong toả.

Những điều này đã dẫn đến sự cắt giảm Hơn 10 triệu thùng dầu/ ngày của các quốc gia thuộc nhóm OPEC+ – được ước lượng ở ức 1/10 sản lượng dầu của toàn thế giới – nhằm giúp cho giá dầu được nâng lên ở mức ngang bằng với trước đây.

Hướng đi và những điều cần đảm bảo cho các quốc gia thành viên của OPEC

Hướng phát triển của tổ chức OPEC
Hướng phát triển của tổ chức OPEC

OPEC được thành lập dựa trên mục đích là một tổ chức liên minh chính phủ thường trực, tạo ra nhằm hoàn thành việc “quản lý và hợp nhất những chính sách liên quan đến dầu khí đến từ các nước tham gia vào tổ chức, bên cạnh đó giữ được sự bình ổn cho thị trường dầu mỏ trên toàn cầu”. Chắc chắn về những nguồn cung ứng đều đặn cho nền kinh tế và người tiêu dùng trên toàn thế giới, đảm bảo việc làm một cách thường trực đối với các nhà sản xuất xăng dầu và các trader của ngành dầu khí.

Ngoài ra, OPEC cũng hứa hẹn việc đảm bảo thực hiện nhiều phương pháp khác nhau nhằm cân bằng giá dầu trên thị trường toàn cầu một cách phù hợp nhất mà không gây ra những thay đổi to lớn nào. Việc làm này hỗ trợ cân bằng quyền lợi của các nước đã gia nhập vào tổ chức, không chỉ vậy còn cam kết nguồn doanh thu đều đặn đến từ hoạt động cung ứng dầu thô mà không bị ảnh hưởng bởi những đất nước khác.

OPEC xác nhận những đất nước thành lập là một phần của tổ chức. Những quốc gia có nguyện vọng được gia nhập và được duyệt đơn đăng ký thì sẽ được xem xét là một thành viên đầy đủ. Những yêu cầu để trở thành một phần của OPEC là có tổng sản lượng xuất khẩu dầu thô lớn. Khi đã nhận được 75% số phiếu thuận đến từ những nước đã tham gia tổ chức trước đó thì quốc gia sẽ được xác nhận là thành viên chính thức.

Những quốc gia thuộc tổ chức OPEC

Những nước là thành viên của tổ chức OPEC gồm có:

Quốc gia gia nhập Thời gian tham gia Thời gian rời khỏi tổ chức
Năm quốc gia đầu tiên từ giai đoạn sáng lập: Iran, Iraq, Kuwait, Ả Rập Saudi, Venezuela. Năm 1960 Vẫn tham gia đến nay.
Qatar Năm 1961 Đến năm 2019.
Libya Năm 1962 Vẫn tham gia đến nay.
Indonesia Lần 1 năm 1962

Lần 2 tháng 1/2016

Đến năm 2008

Đến tháng 11/2016

Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất Năm 1967 Vẫn tham gia đến nay.
Algeria. Năm 1969 Vẫn tham gia đến nay.
Nigeria Năm 1971 Vẫn tham gia đến nay.
Ecuador Lần 1 năm 1973

Lần 2 năm 2007

Đến năm 1992

Đến năm 2020

Angola Năm 2007 Vẫn tham gia đến nay.
Gabon Lần 1 năm 1975

Lần 2 năm 2016

Đến năm 1995

Tham gia đến nay.

Guinea Xích Đạo Năm 2017 Vẫn tham gia đến nay.
Cộng Hoà Công-gô Năm 2018 Vẫn tham gia đến nay.

Hành động không gia nhập tổ chức OPEC có thể hỗ trợ những nước đó có thể thoải mái hướng đến những mục tiêu đã đề ra, có thể kể đến như sản lượng trung bình có thể cao hoặc thấp hơn so với những hạn ngạch đã được đề ra của OPEC, thoải mái trong việc đầu tư vào gia tăng các sản lượng các loại khí đốt khác, những chi phí định kỳ nhằm duy trì tổ chức (2 triệu đô la Mỹ),…

Hệ thống những quốc gia thuộc tổ chức OPEC
Hệ thống những quốc gia thuộc tổ chức OPEC

Phương pháp vận hành của tổ chức OPEC

Thủ đô Vienna của Áo là nơi trụ sở chính của tổ chức tọa lạc với 3 cơ quan chủ chốt là: Hội đồng Thống đốc, Hội nghị và Ban thư ký.

Hội nghị là cơ quan có thẩm quyền cao nhất thuộc OPEC. Được thành lập từ những đại biểu của các quốc gia của OPEC, các thành viên sẽ có 1 phiếu bài cho riêng mình, Hội nghị đưa đến những chính sách, tư cách gia nhập và đứng đầu tổ chức.

Hội đồng thống đốc được thành lập với mục đích đảm bảo ngân sách một cách hệ thống cho Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ. Những quốc gia thuộc tổ chức OPEC sẽ đề xuất những thống đốc và được sự thông qua của Hội nghị để nắm giữ nhiệm kỳ trong vòng 2 năm tới.

Ban Thư Ký tuân thủ theo những quy định mà Hội Nghị và Hội đồng Thống đốc đề ra, thực hiện theo dõi và quản lý các hoạt động của tổ chức bên ngoài trụ sở chính toạ lạc lại Vienna. Hiện nay, Haitham al-Ghais của Kuwai đang nắm giữ vị trí Tổng thư ký của Organization of Petroleum Exporting Countries (OPEC) trong 3 năm của nhiệm kỳ.

Các quốc gia khác nhau thuộc OPEC sẽ có các hạn ngạch không giống nhau nhằm phân bổ hợp lý lượng khai thác dầu, nhằm mang đến tình huống không đủ về lượng cung hoặc cầu dầu giả, nhờ đó tổ chức có thể quản lý được giá dầu theo hướng đi lên hoặc hạ xuống một cách phù hợp hay giữ cho giá ở mức bình ổn.

Cách thức vận hành của tổ chức OPEC
Cách thức vận hành của tổ chức OPEC

Những tác động của mỗi thành viên đến tổ chức cũng dựa vào lượng dầu đang có sẵn mức độ sản xuất của mỗi quốc gia đó. Ví dụ như Ả Rập Saudi, Kuwait và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất luôn là các nước có trữ lượng dầu bình quân đầu người hàng đầu trong OPEC, những đất nước trên được đánh giá là khá mạnh về mặt kinh tế nhờ vào đây, luôn có những sự ứng biến thích hợp trong quá trình điều phối hoạt động sản lượng dầu mỏ của tổ chức.

Những ảnh hưởng của OPEC đến với thị trường chung

Chúng ta hiểu rằng, OPEC có lượng sản xuất và cung cấp dầu thô cũng các sản phẩm dầu mỏ hàng đầu trên toàn cầu. Ước tính lên đến 40% tổng lượng dầu của thế giới và 60% thị trường xăng dầu trên toàn cầu có nguồn gốc từ những đất nước thuộc tổ chức OPEC bên cạnh đó trong năm 2021, còn nắm giữ hơn 80% trữ lượng dầu đã được công bố trên toàn cầu.

Do đó, có thể hiểu rằng những hành động của OPEC đưa ra có ảnh hưởng không nhỏ lên giá cả của năng lượng trên toàn thế giới. Giá dầu có thể rơi vào tình trạng sụt giảm nhiều trong trường hợp tổ chức OPEC thực hiện việc bơm thêm sản lượng dầu vào thị trường chung. Ngược lại, khi các quốc gia thuộc tổ chức OPEC giảm thiểu số lượng dầu và ngừng đưa các nguồn cung ra thị trường thì thời điểm đó giá sẽ được nâng cao.

Đặc biệt nhất là Ả Rập Saudi, giữ vai trò nòng cốt trong việc nhận biết toàn bộ sản lượng cùng với mức giá, do quốc gia này có lượng dầu ở mức ⅓ trên tổng số của tổ chức tính theo hàng ngày, vì vậy, nó có tác động vô cũng mạnh mẽ lên những nguyên tắc do OPEC đề ra, dẫn chứng là hầu hết những quyết định thực sự liên quan đến dầu mỏ được quyết định tại Riyadh – thủ đô của Ả Rập Saudi, không phải ở Vienna – nơi đặt trụ sở chính của OPEC. Ngoài ra, Kuwait và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất cũng có những tác động giống đó.

Dựa vào ý kiến của những nhà nghiên cứu tài chính thì các nguyên tắc mà OPEC đề ra chưa thật sự nghiêm ngặt do đó những quốc gia thuộc tổ chức sẽ “ăn gian” hay đưa ra những chính sách xuất khẩu dầu mỏ nhiều hơn so với hạn ngạch đã đề ra của OPEC nhằm nâng cao phần lợi nhuận cho Chính phủ của bản thân, có thể kể đến là Venezuela, Iraq hay Nigeria – những quốc gia này thường sản xuất tối đa và so với lượng cho phép nhằm lách luật khi làm việc.

Tổng kết, OPEC được hiểu là Tổ chức các quốc gia sản xuất dầu mỏ nhằm thực hiện nhiệm vụ đảm bảo giữa sản lượng về nguồn cung và nhu cầu của thị trường trường năng lượng trên toàn cầu. Bên cạnh đó, tổ chức còn tạo điều kiện cho những quốc gia trong tổ chức làm việc cùng nhau một cách hiệu quả và hạn chế tối đa những xu đột về mặt chính trị. Mặc dù vậy, tổ chức vẫn chưa giải quyết được vấn đề phân cấp trong quyền lực của những quốc gia có sản lượng dầu thô hàng đầu. Hy vọng rằng thông tin về OPEC là gì đã giúp bạn đọc hiểu sâu hơn về tổ chức. Hãy cùng Traderforex theo dõi những bài viết tiếp theo để cập nhật những kiến thức mới nhé.

Xem thêm:

Vai trò và trách nhiệm của European Central Bank trên thị trường tài chính

Cách thức quy định và thời gian giao dịch tại NYSE

Rate this post

Bài viết liên quan:

Trả lời