fbpx

Layer 2 là gì? Cách Layer 2 giải quyết các vấn đề từ Layer 1

Layer 2 là gì? Layer 2 được biết đến là một biện pháp mở rộng cho Ethereum với mức độ tăng trưởng vô cùng ấn tượng trong thời gian vừa qua. Đây là một mảng vô cùng tiềm năng không hề thua kém gì so với những layer 1. Tuy nhiên, nếu bạn muốn đưa ra quyết định đầu tư thì bạn phải thật sự hiểu rõ layer 2 là gì và biết cách để tìm kiếm cơ hội ở mảng này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn những thông tin cơ bản nhất về layer 2 nhé.

Layer 2 là gì?

Hiểu theo một cách đơn giản, Layer 2 hay với tên gọi đầy đủ Blockchain layer 2 dùng để gọi chung cho những biện pháp dựa trên layer 1. Nó phát triển từ những đặc tính của layer 1 sử dụng với mục đích mở rộng. Không như những gì suy đoán là layer 2 chỉ sử dụng cho Ethereum, thực chất nó có thể được phát triển ở mọi blockchain nào muốn phục vụ nhu cầu của người dùng với quy mô rộng hơn.

Thực tế bên cạnh Ethereum, Bitcoin còn có Lightning network giúp nâng cao tốc độ giao dịch. Ngoài ra, mạng lưới BNB Chain còn có ý định mở rộng thêm mạng lưới của mình qua các biện pháp layer 2 và những chain khác có thể phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, nhìn vào tổng giá trị mà hệ sinh thái của Ethereum mang lại nó lớn hơn rất nhiều so với những hệ sinh thái khác. Chính vì vậy, layer 2 chỉ tập trung phát triển trên Ethereum và hệ sinh thái này mới thật sự thu hút được nhiều sự quan tâm của người dùng và các nhà đầu tư. 

Khái niệm về layer 2
Khái niệm về layer 2

Tính cấp thiết của layer 2

Không phải tự nhiên mà hầu hết người dùng đều nghĩ rằng giải pháp layer 2 chỉ dùng cho Ethereum. Nhìn vào lượng giá trị mà nó đã thu hút được cùng Network Effect vượt trội hơn những chain khác, Ethereum chứng thực được sự nổi bật của mình. Tuy nhiên, điều này cũng phần nào làm lộ rõ những hạn chế còn tồn tại của mạng lưới này. Khi người dùng thực hiện giao dịch vào khung giờ cao điểm của Ethereum, những sự cố như phí cao, mạng lưới bị tắc nghẽn sẽ thường xuyên xảy ra.

Dù vậy, thực thế không chỉ mình Ethereum gặp những sự cố này khi tốc độ xử lý chỉ đạt 25 giao dịch/giây. Còn bitcoin khi mở rộng cũng chỉ xử lý được trung bình tối đa 7 giao dịch/giây. Tương tự, những chain như Polygon, BNB Chain, Avalanche cũng hay gặp phải vấn đề tắc nghẽn vào những khung giờ cao điểm. Từ những trục trặc này sẽ dẫn đến việc tăng phí là điều không thể tránh khỏi. Điều này sẽ khiến nhu cầu phát triển những giải pháp mở rộng mạng lưới tăng lên và layer 2 cũng là một trong các giải pháp được phát triển để đáp ứng nhu cầu đó.

Vì sao cần phát triển layer 2?
Vì sao cần phát triển layer 2?

Cách mà layer 2 mang lại giải pháp những vấn đề của layer 1

  • Giảm thiểu việc tắc nghẽn mạng lưới, nâng cao khả năng xử lý các giao dịch cùng trải nghiệm của người tiêu dùng.
  • Giảm Gas Fee, giúp người dùng dễ dàng tiếp cận hơn bằng cách tổng hợp nhiều giao dịch lại với nhau thành một giao dịch để thao tác xử lý.
  • Không cần phải bỏ những đặc tính phi tập trung hay bảo mật để phát triển mở rộng vì layer 2 được phát triển trên mạng.
  • Xây dựng, nâng cao mạng lưới chuyên dụng có thể hoạt động với quy mô rộng lớn và thích hợp với mục đích hoạt động của mạng. 

Theo như dự định, những layer 2 sẽ làm hài lòng tốt nhất mọi nhu cầu, tuy nhiên thực tế những vấn đề trên vẫn chưa được xử lý giải quyết hoàn toàn. Ví dụ, Nói đến bảo mật thì cách hoạt động của Optimism là Optimistic Rollups vẫn còn tồn tại vấn đề lớn. Hay như tốc độ giao dịch còn khá chậm so với nhu cầu người dùng hiện tại của ZK-Rollups. Tuy nhiên, 2 phương pháp này vẫn thu hút được sự quan tâm nhất tính đến thời điểm hiện tại của mỗi người. Qua đó có thể thấy được, con đường phát triển layer 2 hoàn hảo hơn vẫn còn dài. 

Điều đáng nói thứ 2 đó là về sự dịch chuyển assets giữa những layer 2 trên Ethereum còn những hạn chế lớn. Cụ thể đó là phí giao dịch và thời gian dịch chuyển assets của nó. 

  • Trong trường hợp nếu người dùng không dùng Bridge thì cần phải dùng Ethereum, coi nó như một điểm trung gian chuyển assets của bạn. Tuy nhiên, điều này sẽ gây mất khá nhiều tiền bạc và thời gian của bạn, cho dù Ethereum đã hỗ trợ giảm đi một phần transaction cost. 
  • Trường hợp nếu người dùng sử dụng Bridge hoặc những công cụ tương tự thì sẽ không mất quá nhiều thời gian. Chi phí cũng giảm dù vậy nếu so với những giao dịch phổ biến khác thì transaction cost vẫn còn khá lớn. 

Điều này dẫn đến việc các đồng coin layer 2 từ Ethereum sang layer 2 rồi sẽ quay trở lại về Ethereum. Nó sẽ không dịch chuyển sang những layer 2 khác do chi phí giao dịch cũng như sự hạn chế về mặt thời gian. Do đó, nếu môi trường của một layer 2 bất kì không còn thu hút thì sẽ khiến cho thanh khoản dần yếu đi và biến mất. Nếu thường xuyên xảy ra những điều như vậy thì cơ sở hạ tầng của nền tảng DeFi sẽ bị liên lụy nghiêm trọng.

Quan hệ giữa layer 1 và layer 2
Quan hệ giữa layer 1 và layer 2

Những giải pháp layer 2

Cho dù còn một số những hạn chế như trên, nhưng cũng không thể phủ nhận sự nỗ lực thay đổi và phát triển công nghệ trong thời gian qua của những giải pháp layer 2. Vậy những giải pháp của layer 2 là gì? Trong thời gian tới Ethereum cập nhật EIP-4844 và nó có thể giúp giảm bớt lượng gas fee tiêu thụ trong Ethereum, đặc biệt là những giải pháp của Rollups. Ngoài ra, so với layer 1 của nền tảng Ethereum những giải pháp ZK-Rollups còn hoàn thành tốt hơn khi có mức gas fee thấp hơn 40 đến 100 lần. 

Giới thiệu giải pháp layer 2
Giới thiệu giải pháp layer 2

Nhờ bản cập nhật EIP-4844 khiến sự quan tâm của những nhà đầu tư sẽ tập trung chủ yếu vào những layer 2 dùng cơ chế Rollups. Đặc biệt nhất là ZK-Rollups, do đa phần những dự án dùng cách thức này vẫn chưa có mã thông báo và dự định có những airdrop siêu lớn. 

Optimistic Rollups

Optimistic Rollups là một trong những giải pháp tiềm năng đối với những mục tiêu mở rộng những Smart Contract tại Ethereum trong khoảng thời gian ngắn. Giải pháp này có Optimistic Virtual Machine, cho phép người dùng làm mọi thứ giống như trên nền tảng Ethereum.

Bởi vì Optimistic Rollups tuân thủ Solidity và EVM cho nên nó cung cấp cho những nhà phát triển chức năng giống như Ethereum Layer 1. Bên cạnh đó, layer 1 có nhiệm vụ đó là lưu trữ mọi dữ liệu giao dịch, biến nó trở thành một giải pháp phi tập trung và an toàn. Giải pháp này có một số dự án nổi bật, bao gồm:

  • Optimism: Đây là giải pháp layer 2 dành cho nền tảng Ethereum. Nó được xây dựng với mục đích giúp người dùng cải thiện tốc độ giao dịch và giảm transaction cost, mang lại cho người dùng một trải nghiệm tốt hơn. Optimism được phát triển dựa trên Optimistic Rollups và chia làm 2 đợt. 
  • Arbitrum: đây cũng là giải pháp layer 2 được xây dựng để nâng cao chất lượng của những smart contracts của nền tảng Ethereum. Cụ thể là nó giúp cải thiện tốc độ cùng mức độ mở rộng, bên cạnh đó nó giúp hỗ trợ thêm một số tính năng bảo mật để bắt đầu. 

ZK-Rollups 

Giải pháp này còn được gọi là Zero-knowledge có khả năng “cuộn lại” rất nhiều giao dịch thành off-chain cùng với đó tạo nên những bằng chứng mật mã SNARK. Nó được xem là bằng chứng đúng luật lệ và được lưu giữ tại Layer 1 – Ethereum.

ZK-Rollups giúp giảm bớt lượng số liệu thiết yếu dùng để xác minh khối, tăng tốc độ hoàn thành và giảm bớt chi phí. Với giải pháp này sẽ khắc phục được sự chậm trễ khi thực hiện giao dịch chuyển tiền từ layer 2 qua layer 1. Điều này là bởi vì hợp đồng ZK-Rollups trước đó đã xác thực tính hợp pháp của đồng tiền nhờ vào những bằng chứng đúng quy định. Bên cạnh đó, sự xâm nhập tấn công của hacker sẽ không làm ảnh hưởng tới ZK-Rollups. Ngoài ra, vì số liệu được lưu trữ tại layer 1 nên mạng vẫn còn an toàn và phi tập trung. Một số dự án nổi trội như: 

  • zkSync: đây là một giải pháp thuộc nhóm ZK-Rollups, được xây dựng bởi đội ngũ Matter Labs. Dự án này được triển khai từ 06/2020 và nó đã giúp xử lý hơn 4 triệu giao dịch. 
  • StarkNet: Cũng tương tự như zkSync, đây là giải pháp được xây dựng từ năm 2018. Mục tiêu của nó đó là mở rộng và cải thiện những hạn chế còn tồn tại của Ethereum
Những giải pháp và dự án của layer 2
Những giải pháp và dự án của layer 2

Một số giải pháp layer 2 khác

Plasma

Plasma là bộ khung, nó được xây dựng Decentralized Application và có thể mở rộng trên nền tảng Ethereum, được kiến nghị bởi Joseph Poon với Vitalik Buterin. Plasma Chain được biết đến là blockchain riêng biệt tuy nhiên nó lại được đặt vào nền tảng Ethereum Mainnet . Dù vậy những giao dịch của nó vẫn sẽ được tiến hành off-chain với cơ chế khác biệt với nền tảng Ethereum.

Bên cạnh đó, kết cấu của Plasma có thể hình thành nên vô số những Child chain. Những chuỗi này có thể hoạt động độc lập, giao tiếp với chuỗi khối gốc nền tảng Ethereum qua sự liên kết của Merkle-Tree với các smart contracts.

Cơ chế của Merkle-Tree có thể hình thành nên rất nhiều những lớp Child chain để hoạt động và hình thành những Child chain nữa. Giúp giảm lượng băng thông thông qua những Parent Chain. Mặc dù những chain này có một số tính năng bảo mật từ nền tảng Ethereum nhưng mức độ bảo mật và mức độ hiệu quả blockchain vẫn bị tác động do thiết kế của nó còn hạn chế. 

Channel

Có thể hiểu State Channel là một P2P Protocol hay còn gọi là giao thức ngang hàng. Với giao thức này, người dùng có thể tham gia từ hai hay nhiều người trong việc giao dịch và cho ra kết quả cuối cùng lên blockchain. Trong quá trình tiến hành giao dịch thì họ sẽ dùng đến Multisig contract hoặc là Multisig wallet để kiểm soát. Hai giao dịch này sẽ gồm có:

  • Với giao dịch thứ nhất nó sẽ tạo ra sự liên kết giữa Channel Layer 2 cùng với blockchain layer 1
  • Đến giao dịch tiếp theo thì sẽ là giao dịch dùng để đóng liên kết giữa layer 2 cùng với Blockchain Layer 1.

Qua đó, channel cho phép xóa bỏ đa số phần lớn những dữ liệu không cần thiết khỏi nền tảng Blockchain Layer 1 . Điều này sẽ giúp tiết kiệm được kha khá chi phí giao dịch và làm cải thiện đáng kể khả năng lưu giữ của mỗi khối. Những dự án có dùng đến giao thức này đó là Celer Network và Bitcoin Lightning Network. 

Validium

Validium là một giải pháp có khá nhiều nét tương đồng với ZK-Rollups. Tuy nhiên, giải pháp này lại không có lưu trữ những dữ liệu giao dịch trên nền tảng Ethereum Mainnet.

Hiện tại còn khá nhiều nghi vấn xoay quanh vấn đề về sự tin cậy và tính khả dụng của phương pháp này. Dù vậy cũng không thể chối bỏ rằng giải pháp Validium có thể mang đến những cải thiện đáng kể về khả năng mở rộng khi nó có xấp xỉ 9.000 giao dịch trên một giây. Dự án nổi bật nhất của Validium đó là Immutable X.

Giải pháp layer 2 có những gì?
Giải pháp layer 2 có những gì?

Dự phóng layer 2

Với sự phát triển của những giải pháp layer 2 blockchain cùng kế hoạch tập trung vào Rollup của nền tảng Ethereum thì trong tương lai khả năng thị trường sẽ trở thành sân nhà của Rollup. Nếu như vẫn tiếp tục phát triển và giữ vững phong độ trên thị trường, nó sẽ trở thành cảm hứng cho những layer 2 mới gồm những layer 2 dùng giải pháp ZK-Rollup cùng Optimistic Rollups gia nhập vào đường đua. Qua đó, sẽ tạo thêm nhiều cơ hội thu hút dòng tiền và tạo lợi nhuận mới. 

Bên cạnh đó, những layer 2 này sẽ không cần phải nhất thiết ở nền tảng Ethereum. Nó có thể được phát triển trên những nền tảng khác như Solana, BNB Chain,Polygon…Dù vậy, bản chất của layer 2 vẫn là giúp layer 1 giải quyết những vấn đề còn tồn tại. Vì vậy, chỉ các layer 1 đủ sức hút những giá trị thực thì mới phát triển lâu dài được. Tuy nhiên điều đó cũng không có nghĩa những layer 1 khác sẽ không thể hình thành những layer 2 cùng những mã thông báo có liên quan. 

Sự phát triển của layer 2
Sự phát triển của layer 2

Layer 2 là một giải pháp cực kỳ cần thiết và quan trọng để mở rộng quy mô layer 1 lớn hơn. Hiện tại nói đến việc phát triển những giải pháp layer 2 thì Ethereum đang dẫn đầu, nổi bật nhất đó là Rollup. Trong tương lai, cuộc đua này sẽ có khả năng ngày càng sôi động. Hy vọng bài viết trên phần nào sẽ giải đáp được những thắc mắc layer 2 là gì và giúp bạn có thêm một lượng kiến thức về giải pháp này. 

Xem thêm:

Cách giao dịch với coin midcap hiệu quả trên thị trường

100+ những thuật ngữ tiền điện tử newbie nên nắm rõ

Rate this post

Bài viết liên quan:

Trả lời