fbpx

Chargeback là gì? Tiến trình Chargeback hoạt động như thế nào?

Chargeback là gì? Phần lớn các nhà giao dịch hiện nay đều sử dụng Chargeback và hiểu rằng nó là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực thanh toán và tài chính. Tuy nhiên, rất nhiều người sử dụng thẻ tín dụng vẫn chưa hiểu được Chargeback là gì? Nói sơ lược, đây là một quá trình đầy phức tạp giữa người bán – người mua trực tuyến và ngân hàng. Nó bảo vệ quyền lợi và túi tiền của người dùng trong mua sắm và sử dụng dịch vụ. Để hiểu hơn, hãy tìm hiểu về Chargeback qua bài viết sau.

Chargeback là gì? Tổng quan thông tin về Chargeback

Tìm hiểu về Chargeback

Trước khi tìm hiểu những nội dung cụ thể hơn, đầu tiên, bạn cần giải nghĩa được thuật ngữ Chargeback là gì? Thuật ngữ Chargeback ám chỉ khoản hoàn tiền của người tiêu dùng lên ngân hàng phát hành thẻ. Nói chi tiết hơn, đây là cơ chế cho phép chủ sở hữu thẻ yêu cầu ngân hàng hoặc tổ chức phát hành thẻ hủy bỏ một giao dịch thanh toán trên thẻ của họ và hoàn trả tiền cho họ. Mục đích của Chargeback là bảo vệ quyền lợi của người mua. Nhưng hiện nay, cơ chế này đang trong tình trạng lạm dụng quá mức.

Người tiêu dùng hiểu thế nào về thuật ngữ Chargeback?
Người tiêu dùng hiểu thế nào về thuật ngữ Chargeback?

Với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, Chargeback có thể đe dọa lợi nhuận của họ một cách đáng kể. Ngược lại, nếu bạn là người mua hàng, khái niệm Chargeback có thể làm tăng sự tin tưởng của bạn bởi nó bảo vệ khỏi các hành vi gian lận và lừa đảo.

Để hiểu rõ hơn về cách Chargeback hoạt động, bạn cần phải nắm vững lý thuyết liên quan đến nó. Điển hình như lý do tạo ra Chargeback và mức độ ảnh hưởng của nó đối với người mua và người bán trên thị trường.

Phân biệt khái niệm Chargeback và Refund

Refund và Chargeback đều là hai thuật ngữ đề cập đến trường hợp khách hàng không hài lòng và muốn trả hàng để nhận lại tiền.

Người mua sẽ yêu cầu refund khi hàng hóa không đạt yêu cầu, đã hỏng trước đó, bị hỏng trong quá trình vận chuyển, sai mô tả sản phẩm, hoặc giao hàng quá thời gian. Trong trường hợp refund, quyền quyết định thường thuộc về người bán. Họ có thể chấp nhận hoặc từ chối yêu cầu trả hàng từ phía khách hàng.

Cũng giống với refund, Chargeback cũng liên quan đến việc trả lại tiền và thường do khách hàng khiếu nại người bán. Khác biệt ở đây là người mua không giao dịch trực tiếp với bên cung cấp sản phẩm (người bán). Thay vào đó, họ liên hệ với ngân hàng mà đăng ký thẻ tín dụng và yêu cầu ngân hàng hoàn trả số tiền đã mua hàng trước đó. Sau khi ngân hàng xác minh thong tin mua hàng với người bán, ngân hàng sẽ tiến hành trả tiền vào thẻ cho khách hàng.

Chargeback và Refund khác nhau ở điềm nào?
Chargeback và Refund khác nhau ở điềm nào?

Những lý do thực hiện Chargeback thường khá giống với Refund, ví dụ như: quá hạn giao hàng hoặc hàng hóa không đạt chất lượng như quảng cáo. Một trường hợp phổ biến khác đó là khách hàng không nhận ra hoặc không đồng tình với các khoản phí xuất hiện trên sao kê thẻ tín dụng của chính mình.

Ví dụ: Tưởng tượng rằng bạn điều hành một cửa hàng tên là Acme Store, nhưng thông tin thanh toán được hiển thị trên tài khoản người bán của bạn là TAS, Ltd (viết tắt của The Acme Store, Limited). Trong tình huống này, nếu có người dùng nào không nhận ra giao dịch thuộc cửa hàng của bạn, họ có toàn quyền tranh chấp với giao dịch này. Trong trường hợp xấu hơn, họ cố tình không nhận giao dịch mua hàng này, tạo ra một trường hợp “friendly fraud” (gian lận thân thiện) như những gì bài viết đã chia sẻ trước đó.

Vai trò thực tiễn của Chargeback như thế nào?

Người bán thường không có khả năng can thiệp trong quá trình Chargeback. Theo như những trường hợp Chargeback thực tế, người bán thường không có thông tin sau khi giao dịch mua – bán hoàn tất. Quá trình Chargeback tập trung chủ yếu vào quyền lợi chủ thẻ và đảm bảo tính an toàn cho họ. Vì vậy mà Chargeback được tạo ra với những mục đích như sau:

  • Chargeback được thiết kế để đảm bảo sự an toàn cho khách hàng, bảo vệ họ khỏi các giao dịch không hợp lệ hoặc lừa đảo.
  • Chargeback hoạt động như một công cụ “lọc” để loại bỏ các nhà cung cấp sản phẩm hoặc những dịch vụ cung cấp không giống như mô tả.
  • Chargeback thúc đẩy người bán kinh doanh trung thực hơn, đảm bảo rằng họ cung cấp những thông tin đúng đắn và sản phẩm chất lượng đối với khách hàng.
  • Chargeback có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ khách hàng khỏi các hành vi thiếu tính trung thực, giúp xây dựng một môi trường mua sắm trực tuyến an toàn hơn.

Thời gian xuất hiện Chargeback là khi nào?

Vào thập kỷ 1970, thẻ tín dụng vẫn chưa thật sự bùng nổ và không được lưu hành rộng rãi ở Hoa Kỳ. Lý do của việc này là vì khách hàng lo sợ thông tin trên thẻ sẽ bị hack hoặc mất trộm. Nếu thật sự xảy ra vấn đề này, họ sẽ phải chịu trách nhiệm trả tiền cho các giao dịch không hợp pháp.

Cũng trong khoảng thời gian này, rất nhiều khách hàng than phiền về sự thiếu đạo đức của một số doanh nghiệp và cảm thấy bị lợi dụng khi sử dụng thẻ tín dụng. Ví dụ, các doanh nghiệp sử dụng thông tin thẻ tín dụng của khách hàng và thực hiện các giao dịch không hợp pháp. Để giải quyết vấn đề này, đạo luật Fair Credit Billing Act đã được đưa ra, trong đó có khái niệm về Chargeback.

Chargeback xuất hiện vào những năm 1970s, nhằm bảo vệ quyền lợi của người mua hàng
Chargeback xuất hiện vào những năm 1970s, nhằm bảo vệ quyền lợi của người mua hàng

Như những gì bài viết đã nói, Chargeback đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ chủ thẻ, đảm bảo an toàn tài chính của họ trong mọi trường hợp. Ví dụ, nếu khách hàng và người bán xảy ra một cuộc tranh cãi không giải quyết được, quy trình Chargeback sẽ thể hiện vai trò của nó. Lúc này, ngân hàng sẽ phải hoàn lại tiền lại cho chủ thẻ (người tiêu dùng).

Người dùng nên thực hiện Chargeback vào thời gian nào?

Thời điểm diễn ra Chargeback

Ở thời điểm hiện tại, thẻ tín dụng đã là một “văn hóa tiêu dùng” không thể thiếu của tất cả mọi người. Tuy nhiên, mặc dù thẻ tín dụng đã được lưu hành rộng rãi như vậy nhưng không ít người không biết đến quyền lợi Chargeback khi sử dụng thẻ.

Ví dụ: Một khách hàng đã bị trộm cắp danh tính một cách tinh vi. Tên tội phạm sử dụng thông tin thẻ tín dụng của khách hàng để thực hiện các giao dịch gian lận. Trong trường hợp này, chủ thẻ (người mua) nên liên hệ với ngân hàng để yêu cầu Chargeback. Nhờ quy trình Chargeback mà họ sẽ nhận lại số tiền bị mất và giảm thiểu tổn hại gây ra bởi tội phạm.

Tuy nhiên, ngay khi nhận thấy thẻ tín dụng bị đánh cắp, người dùng cần liên hệ với ngân hàng nhanh chóng để đảm bảo rằng biện pháp bảo vệ được thực hiện một cách hiệu quả. Đối với các tình huống khác, chủ thẻ nên thảo luận với đơn vị chấp nhận thẻ để giải quyết sự việc nhanh chóng và hiệu quả.

Trong một số trường hợp, có những tình huống đơn giản mà người dùng không cần yêu cầu lên ngân hàng. Có thể đó là sự nhầm lẫn khi mua hàng hoặc người bán đã mắc sai lầm dễ dàng xử lý. Trong trường hợp này, việc giải quyết sẽ được tiến hành nhanh chóng để mọi người yên tâm. Tuy nhiên, đáng tiếc là vẫn còn nhiều người dùng không nhận ra điều này, và họ không biết rằng quy trình hoàn tiền (refund) thường diễn ra nhanh hơn so với quá trình yêu cầu Chargeback.

Nếu người bán không chấp nhận và không thống nhất điều khoản với khách hàng thuận lợi với cả hai bên. Khách hàng sẽ thực hiện Chargeback lúc này. Tuy nhiên, nếu như khách hàng không thật sự hài lòng với sản phẩm hoặc dịch vụ mua nhưng không thực hiện hoàn trả (refund) mà lựa chọn Chargeback. Điều này có thể được xem như hành vi trái với quy tắc và đạo đức mua hàng. Nguyên nhân của hành động này là gì?

Lý do Chargeback có thể bị xem là một hành vi trộm cắp nằm ở yếu tố sau. Khi Chargeback, chủ thẻ (khách hàng) sẽ nhận lại toàn bộ giá trị của đơn hàng đã mua. Trong khi người bán sẽ mất tiền cũng như sản phẩm hoặc dịch vụ mình đã cung cấp. Điều này có thể hiểu rằng người bán đang bán hàng không công nếu như người khách hàng mua hàng và thực hiện Chargeback.

Do đó, một cách tiếp cận hợp lý mà người dùng nên thử trước khi Chargeback là yêu cầu trả hàng và hoàn tiền (refund). Quá trình Chargeback chỉ nên được sử dụng trong những tình huống khi việc yêu cầu trả hàng hoặc hoàn tiền thông thường không hiệu quả.

Quy trình thực hiện Chargeback 

Tìm hiểu chi tiết tiến trình thực hiện Chargeback
Tìm hiểu chi tiết tiến trình thực hiện Chargeback

Quá trình Chargeback tuân theo các bước cụ thể như sau:

  • Thứ nhất, người dùng (chủ thẻ) yêu cầu Chargeback thông qua ngân hàng phát hành thẻ tín dụng.
  • Thứ hai, tổ chức phát hành thẻ tiến hành xem xét và gán mã lý do cho từng trường hợp. Các mã lý do này có tác dụng giải thích rằng tại sao khách hàng không thực hiện giao dịch. Mỗi mã lý do trùng với một tập hợp quy tắc riêng, bao gồm các hạn chế về thời hạn nộp đơn, yêu cầu tài liệu chứng minh quan trọng và nhiều quy định khác.
  • Thứ ba, ngân hàng chủ thẻ tiến hành điều tra và xem xét yêu cầu Chargeback. Họ cần đảm bảo rằng mọi khiếu nại đã được thực hiện đúng quy định và hợp lệ. Nếu yêu cầu của chủ thẻ được thông qua, số tiền mua hàng sẽ được trừ từ tài khoản người bán và cộng vào tài khoản người mua. Ngân hàng chủ thẻ cũng sẽ gửi thông báo về khoản Chargeback đến ngân hàng của doanh nghiệp cung cấp hàng hóa và dịch vụ. Tuy nhiên, nếu yêu cầu chargeback không được xem xét hợp lệ, khoản tiền chargeback sẽ bị hủy bỏ.
  • Thứ tư, ngân hàng người mua hàng xem xét lại khoản tiền Chargeback vừa được hoàn trả và cung cấp thông tin chi tiết về trường hợp này cho ngân hàng doanh nghiệp bán hàng.
  • Thứ năm, người bán check thông tin về khoản Chargeback và đưa ra những minh chứng cần thiết. Nếu yêu cầu Chargeback hợp lệ và minh chứng từ phía người mua đủ thuyết phục, người bán phải chấp nhận thiệt hại. Tuy nhiên, nếu người bán có đầy đủ chứng cứ để bảo vệ giao dịch của họ, họ có quyền đề nghị ngân hàng chủ thẻ người mua xem xét lại lần nữa. 
  • Thứ sáu, người mua sẽ bị ngân hàng yêu cầu đưa ra lý do cụ thể và chính xác về khoản Chargeback.
  • Thứ bảy, ngân hàng người mua kiểm tra lại lần cuối minh chứng cụ thể của hai bên và đưa ra quyết định lần cuối. Nếu doanh nghiệp đưa ra bằng chứng đủ thuyết phục để bác bỏ khiếu nại của người mua, tiền sẽ được hoàn lại cho người bán. Tuy nhiên, các khoản phí liên quan đến Chargeback hoặc phí quản lý bắt buộc sẽ không nằm trong danh mục hoàn trả của ngân hàng đối với người bán.

Vì sao Chargeback được sử dụng cho mục đích “Friendly Fraud”?

Thuật ngữ “Friendly Fraud” hay còn gọi là “Gian lận thân thiện” là hành vi gian lận của người dùng. Những người mua hàng lợi dụng quy trình bồi hoàn để không phải chi trả cho hàng hóa và dịch vụ đã sử dụng. Lúc này, khách hàng đang thể hiện rằng các giao dịch mua hàng đang không hợp pháp và muốn chứng minh rằng phía bên nhà cung cấp (người bán) đang có hành vi gian lận.

Friendly Fraud là gì?
Friendly Fraud là gì?

Nhắc lại một lần nữa, mục đích Chargeback ra đời nhằm bảo vệ tuyệt đối sự an toàn cho người mua. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng các quy tắc trong ngành đã đi chậm hơn so với sự phát triển công nghệ hiện tại. Khi đứng cùng với các phương thức thanh toán khác, Chargeback đã bị lợi dụng và trở thành một công cụ để người tiêu dùng trục lợi từ người bán.

Chủ thẻ (người tiêu dùng) có thể thực hiện Chargeback mà không cần bất kỳ lý do cụ thể nào khác. Điều này đã tạo ra một số tình huống gian lận và lạm dụng, ví dụ như:

  • Lạm dụng Chargeback để tránh hoàn hàng cho người bán hoặc tránh các phí xử lý. 
  • Mua sản phẩm hoặc dịch vụ sau đó thay đổi ý định, không muốn tiếp tục giao dịch.
  • Người mua cảm thấy quá trình hoàn lại hàng hoặc dịch vụ tốn thời gian và công sức.
  • Thiếu kiên nhẫn để đợi lịch giao hàng hoặc dịch vụ.
  • Không nhanh chóng hoàn hàng và vượt quá thời hạn cho phép trả lại.
  • Một người khác trong gia đình đã thực hiện mua hàng, nhưng chủ thẻ không muốn chịu trách nhiệm thanh toán cho đơn hàng này.
  • Chủ thẻ không nhận ra hoặc quên xác nhận giao dịch trên bảng sao kê tín dụng.
  • Chủ thẻ muốn được sử dụng và trải nghiệm sản phẩm miễn phí hoặc kiếm thêm tiền từ Chargeback.

Theo khảo sát của người dùng tại thời điểm nộp đơn, 1/2 số lượng Chargeback được yêu cầu lên ngân hàng là những giao dịch trục lợi. Tuy nhiên, kết quả của bản khảo sát gần đây nhất đã thể hiện một thực tế đáng bất ngờ. Đó là hơn 80% chủ thẻ yêu cầu Chargeback không phải gian lận mà là do họ đã vượt qua thời hạn trả hàng của quá trình refund.

Khảo sát lý do người tiêu dùng yêu cầu Chargeback?
Khảo sát lý do người tiêu dùng yêu cầu Chargeback

Mặc dù người tiêu dùng cho rằng những giao dịch gian lận Chargeback không tạo ra vấn đề lớn. Nhưng chính tâm lý này đang mang đến một thách thức nghiêm trọng. Dữ liệu thống kê cho thấy, vào năm 2013, gian lận thẻ tín dụng đã gây ra thiệt hại lên tới 100 tỷ đô la, bao gồm hàng hóa giả mạo và hàng hóa bị mất cắp. Những điều này đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận thu về của người bán trên các sàn trực tuyến. Trong những trường hợp này, các chuyên gia gần như khẳng định rằng có tới 4 tỷ đến từ hành vi gian lận thân thiện. Tuy nhiên, nếu như nhìn vào các con số thực tế, con số này còn tăng hơn rất nhiều.

Mức phí cần trả khi thực hiện Chargeback

Đối với nhà cung cấp (người bán)

  • Người bán phải đối mặt với nhiều hệ lụy và hậu quả nếu gặp các trường hợp Chargeback. Họ sẽ bị tính phí khi người mua thực hiện yêu cầu hoàn tiền. Khoản phí này có thể dao động từ 20 USD đến 100 USD trên một giao dịch. Ngay cả khi người mua đã hủy yêu cầu Chargeback, người bán vẫn phải chịu trách nhiệm cho các khoản phí phát sinh đến quá trình này.
  • Nếu người mua thực hiện tiến trình hoàn tiền nhưng vẫn giữ sản phẩm, người bán sẽ tổn thất doanh thu từ mặt hàng này. Điều này có thể khiến người bán gặp khó khăn trong việc quản lý lợi nhuận và dự trù tài chính.
  • Ngoài ra, nếu tỷ lệ Chargeback hàng tháng vượt quá ngưỡng được xác định trước đó. Người bán sẽ phải đối mặt với hình phạt nặng nề từ ngân hàng. Số tiền phạt có thể lên tới 10.000 USD, điều này còn phụ thuộc vào ngân hàng. Hình phạt này có thể đe dọa tới hoạt động của các doanh nghiệp, đặc biệt là với những cửa hàng chưa có thâm niên hoạt động lâu năm.
  • Nếu tỷ lệ Chargeback tiếp tục tăng và vượt quá ngưỡng cho phép, ngân hàng có thể quyết định thực hiện xóa bỏ tài khoản của người bán ra khỏi hệ thống. Điều này đồng nghĩa với việc tài khoản của người bán sẽ không thể hoạt động. Thêm vào đó, tính năng thanh toán thông qua thẻ tín dụng cũng sẽ bị loại bỏ vĩnh viễn.
  • Khi tài khoản của người bán bị khóa tính năng thanh toán qua thẻ tín dụng, doanh nghiệp sẽ bị ngân hàng liệt vào blacklist. Ngoài ra, chủ doanh nghiệp không thể thực hiện đăng ký tài khoản mới trong vòng 5 năm đổ lại.
  • Ngay cả khi ngân hàng không thực hiện biện pháp chấm dứt tài khoản doanh nghiệp thì ngân hàng cũng sẽ đánh phí tương đối cao đối với những doanh nghiệp có hồ sơ Chargeback không được đánh giá cao. Có nghĩa là phí xử lý và phí quản lý sẽ cao hơn, khiến việc kinh doanh gặp nhiều hạn chế hơn.
  • Mặc dù người bán có thể thực hiện tranh chấp những khoản Chargeback không hợp lý. Nhưng nó có thể khiến người bán mất nhiều thời gian cũng như công sức cho các thao tác minh chứng phức tạp. Ngoài ra, tỷ lệ thành công của người bán trong việc chống lại các khiếu nại về Chargeback thường rất thấp. Nếu không được tư vấn và hỗ trợ bởi các chuyên gia, xác suất thắng gần như bằng 0.
  • Ngay cả khi người bán đã giành chiến thắng trong một trường hợp Chargeback cụ thể. Điều này cũng không giúp người bán tăng tỷ lệ Chargeback tổng thể. Tài khoản của họ vẫn có nguy cơ bị đóng băng ngay cả sau khi giành chiến thắng trong các khiếu nại về Chargeback.

Đối với người tiêu dùng (người mua)

Yêu cầu Chargeback cần phải được thực hiện trong một thời gian dài. Điều này đồng nghĩa với việc chủ thẻ sẽ phải mất rất lâu mới có thể nhận lại tiền (thường sẽ mất khoảng vài tháng). Tuy nhiên, nếu như sử dụng tiến trình refund, người mua hàng sẽ nhận được khoản hoàn trả chỉ trong một vài ngày.

Nếu người mua muốn thực hiện Chargeback và ngân hàng nghi ngờ họ đang có hành vi “Friendly Fraud”. Lúc này, tài khoản thẻ tín dụng của người mua có nguy cơ bị khóa hoặc xóa bỏ vĩnh viễn. Biện pháp này của ngân hàng mang đến rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với tổng điểm tín dụng của người dùng ảnh hưởng xấu đến điểm tín dụng của người tiêu dùng.

Nếu người minh chứng và giành chiến thắng trong trường hợp Chargeback, người tiêu dùng sẽ được ngân hàng liên hệ để yêu cầu thanh toán phí Chargeback ngay lập tức.

Những chủ thẻ gian lận và có những hành vi mua hàng với mục đích trục lợi quá nhiều sẽ bị ngân hàng từ chối hỗ trợ trong các giao dịch, ngay cả khi đây là một giao dịch hoàn toàn hợp pháp.

Chargeback là một cơ chế quan trọng bảo vệ người mua trên các sàn thương mại điện tử. Nhưng cũng chính vì thế chính sách này mang lại không ít phiền toái cho phía người bán hàng. Thông qua tiến trình Chargeback, người mua sẽ được đảm bảo quyền lợi tuyệt đối, giúp thúc đẩy sự minh bạch trong các giao dịch thương mại điện tử.

Tuy nhiên, nếu như người mua thực hiện các lỗ hổng chưa hoàn thiện của chính sách Chargeback và thực hiện trục lợi từ nó, người bán sẽ đối diện với tình trạng rủi ro lợi nhuận lớn. Nếu như trường hợp gian lận này bị ngân hàng phát hiện, tài khoản sẽ đối diện với tình trạng đóng băng hoàn toàn. Chính vì vậy mà người mua lẫn người bán cần nắm được toàn bộ thông tin về thuật ngữ Chargeback là gì để áp dụng nó hiệu quả.

Xem thêm:

Durable Goods là gì? Tầm ảnh hưởng của hàng hóa lâu bền

Adverse Selection là gì? Biểu hiện của tình huống lựa chọn đối nghịch

Rate this post

Bài viết liên quan:

Trả lời