fbpx

Biểu đồ Point and Figure – Đặc điểm cơ bản của P&F Chart

Trong phân tích kỹ thuật, biểu đồ Point and Figure khá phổ biến và đã từng được rất nhiều trader ưa thích và sử dụng. Tuy nhiên, với sự hiệu quả nhiều loại biểu đồ khác thì loại biểu đồ Point and Figure này dần dần ít được quan tâm hơn. Mặc dù vậy nhưng nó vẫn mang đến cho trader rất nhiều công dụng hữu ích trong quá trình thực hiện giao dịch. Để hiểu rõ hơn, trader hãy cùng với Traderforex tìm hiểu về các đặc điểm, các mô hình giá cơ bản cũng như các quy tắc giao dịch không thể bỏ qua của Point and Figure nhé.

Đôi nét về Point and Figure Chart

Point and Figure (viết tắt P&F) được biết đến là một loại biểu đồ được dùng trong phân tích kỹ thuật nhằm ghi lại sự chuyển động của giá ở trên thị trường tài chính. Loại biểu đồ này cũng được gọi là biểu đồ Điểm và Hình hoặc là biểu đồ Caro. Mặc dù không biết được ngoài đã sáng tạo ra nó và thời điểm mà nó ra đời, thế nhưng nhiều người đã cho rằng Point and Figure được phát triển bởi Charles Dow – Người đã đặt nền móng cho phương pháp phân tích kỹ thuật hiện đại.

Tìm hiểu chi tiết về biểu đồ Point and Figure
Tìm hiểu chi tiết về biểu đồ Point and Figure

Biểu đồ Point and Figure được sử dụng nhằm thể hiện sự chuyển động giá bằng đơn giản đó là tập trung vào sự thay đổi giá trị thay vì chờ đợi vào thời gian. Loại biểu đồ này sẽ không dùng những đường kết nối liên tiếp với nhau giống như các loại biểu đồ thông thường khác mà sẽ sử dụng những ô vuông đại diện cho giá giảm hoặc tăng. Các ô vuông này sẽ được sắp xếp theo thứ tự giá trị và thời gian nhằm tạo ra những mô hình hình học đặc trưng có thể nhận biết được xu hướng cũng tín hiệu bán hoặc mua ở trên thị trường.

Point and Figure có thể cung cấp các thông tin liên quan đến sự chuyển động của vùng cung, vùng cầu cũng như là hành động giá, điều này giúp cho các nhà đầu tư xác định được xu hướng và các mức kháng cự, hỗ trợ quan trọng. Đồng thời, nó cũng sẽ cung cấp đến trader một cái nhìn tổng quan và loại bỏ đi các biến động nhỏ trong giá trong cần thiết để tập trung nhiều hơn vào tín hiệu quan trọng khác.

Mặc dù hiện nay Point and Figure không còn được phổ biến nữa, tuy nhiên nó vẫn được các trader sử dụng nhiều để nắm bắt những cơ hội giao dịch tiềm năng cũng như đưa ra cho mình các quyết định đầu tư đúng đắn.

Đồ thị hình (Figure Chart)

Đồ thị hình - Figure Chart
Đồ thị hình – Figure Chart

Quan sát vào biểu đồ trên, trader có thể thấy được sự chuyển động giá sẽ được ghi lại mà không cần phải quan tâm đến những đơn vị thời gian khác hoặc đôi khi là những chỉ báo khác. Khi giá có sự suy giảm từ 46 xuống còn 40 thì trader chỉ cần ghi lại vào một cột. Khi nhận thấy giá gia tăng lên đến 41, trader không nên ghi đè dữ liệu lên cột ở trước đó mà hãy tạo ra một cột mới và tiếp tục ghi nhận những diễn biến mới xuất hiện trong những ngày tiếp theo sau đó. Ngày nay, biểu đồ Point and Figure cũng sẽ hoạt động theo cách thức tương tự như vậy.

Chúng ta có thể nhận thấy những điều sau đây khi quan sát vào biểu đồ của Công ty Amalgamated Copper năm 1903 đó là:

  • Giá đã hình thành đỉnh ở mức 52$.
  • Giá đã hình thành đáy ở mức 34$.
  • Giá đóng cửa nằm ở mức 47$.
  • Mức giá 39$ được giao dịch nhiều nhất (lên đến 24 lần) trong năm.
  • Hiện tại, xu hướng tăng đang nắm ưu thế trên thị trường.

Đồ thị điểm (Point Chart)

Đồ thị điểm (Point Chart)
Đồ thị điểm (Point Chart)

Một vài nhà phân tích sau đó đã nhận thấy rằng việc ghi lại sự chuyển động của giá thông qua các con số rất phức tạp. Vì vậy, chuyển động giá này đã được ghi lại bằng các dấu tích, dấu chấm hoặc dấu nhân, miễn sao không phải là con số là được. Đồng thời, nó sẽ có sự di chuyển cột giá theo hướng sang phải hoặc sang trái, điều này được gọi là “Vertical Axis – Trục tung”.

Tương tự biểu đồ hình, biểu đồ điểm cũng sẽ ghi lại sự chuyển động của giá ở trong các ô vuông. Tuy nhiên, biểu đồ điểm vẫn sẽ có các ưu điểm nổi bật hơn so với biểu đồ hình. Nổi bật nhất đó chính là Point Chart có khả năng ghi lại những chuyển động dưới dạng phân số. Trong khi đó nếu như sử dụng biểu đồ hình thì nó có thể sẽ trở nên khó đọc và rối hơn. Ví dụ như 1/4, 1/2 hoặc 3/4.

Point & Figure Chart

Biểu đồ Point and Figure
Biểu đồ Point and Figure

Cuối cùng để có thể đơn giản hóa một sự kết hợp giữa hai loại biểu đồ trên lại thành một loại biểu đồ duy nhất mang tên là Point and Figure – Biểu đồ Điểm và Hình.

Trong biểu đồ Point and Figure, các con số, dấu chấm hay dấu “x” sẽ không được sử dụng mà thay vào đó sẽ sử dụng ký hiệu “X” và “O”. Trong đó, “O” thể hiện sự giảm giá còn “X” thể hiện sự tăng giá.

Như các trader cũng đã biết, thị trường tài chính được thể hiện qua sự giao cắt nhau giữa nguồn cầu và nguồn cung. Khi nguồn cung chiếm ưu thế, tức là nguồn cung đang có sự lớn hơn so với nguồn cầu, giá khi đó sẽ có sự suy giảm để giữa nguồn cung và cầu có được sự cân bằng. Ngược lại, giá sẽ có xu hướng gia tăng lên nhằm tạo sự cân bằng khi nguồn cầu thắng. Và đây cũng là lý do vì sao biểu đồ Point and Figure được xem là loại biểu đồ chỉ tập trung phần lớn vào sự “thuần khiết” của giá.

Những đặc điểm cơ bản chỉ có ở biểu đồ Point and Figure

Point and Figure không chỉ là một loại biểu đồ đặc biệt mà nó còn vô cùng hiệu quả. Một vài đặc điểm cơ bản của loại biểu đồ Point and Figure này đó là:

  • Không có trục thời gian: So với biểu đồ đường hay biểu đồ nến Nhật thì biểu đồ Point and Figure sẽ không có trục ngang hay còn gọi là trục thời gian. Thay vào đó các điểm trên biểu đồ sẽ được tạo ra nhờ vào sự thay đổi giá.
  • Quy tắc 3 ô đảo chiều: Biểu đồ Point and Figure sẽ không có sự thay đổi hướng (từ O sang X hoặc ngược lại) ngoại trừ lúc giá di chuyển tối thiểu là 3 ô (hoặc là 3 đơn vị) theo chiều hướng ngược lại. Điều này sẽ đảm bảo cho việc cột nào cũng sẽ có 3 ký hiệu. Đây cũng là một ưu điểm của biểu đồ Point and Figure bởi vì nó có thể loại bỏ đi những biến động nhỏ và sẽ chỉ tập trung phần lớn vào những điểm đảo chiều quan trọng.
  • Thang đo Semi-log: Point and Figure trên trục đứng có khả năng dùng đến thang đo Semi-log trong khi đó thang đo thông thường sẽ là tuyến tính nhằm cho phép người dùng quan sát cũng như so sánh những mức giá khác nhau dễ dàng hơn.
  • Tín hiệu rõ ràng: Sự nổi tiếng của Point and Figure được hình thành nhờ vào việc cung cấp các tín hiệu rõ ràng. Những tín hiệu này sẽ vô cùng dễ dàng nhận diện và quan sát.
  • Dễ nhận diện mức hỗ trợ và kháng cự: Bởi vì biểu đồ Point and Figure được thể hiện ở trên những ô vuông đều nhau, chính vì vậy mà việc xác định các mức hỗ trợ và kháng cự cũng sẽ đơn giản, dễ dàng hơn.
  • Dễ dàng tính toán điểm dừng và mục tiêu: Đối với mọi tín hiệu phá vỡ mức giá, trade đều hoàn toàn có thể tính toán dễ dàng về các mục tiêu cũng như điểm dừng tương ứng.

Giới thiệu đôi nét về Boxes và Box size, Trục tung và trục hoành, Boxes Reversal – 3 Ô Đảo chiều

Boxes và Box size

Đôi nét về Boxes và Box size
Đôi nét về Boxes và Box size

Biểu đồ Point and Figure có đặc điểm cơ bản đó là các ô được đánh ký hiệu bằng “O” và “X”. Cũng giống như cây nến ở trong biểu đồ nến Nhật, điểm trong biểu đồ Line hay thanh trong biểu đồ Bar, trong Point and Figure thì Boxes cũng sẽ biểu thị cho sự gia tăng giá là X và giảm giá là O. Kích thước của mỗi ô sẽ có tên gọi là Box size, nó được xác định dựa vào các đơn vị giá của tài sản mà trader đang tiến hành phân tích.

Sau đây sẽ là một vài ví dụ cơ bản về Box size thông qua sự đề xuất đến từ Tom Dorsey:

Các Box Size phổ biến
Các Box Size phổ biến
  • Ví dụ như Bitcoin có giá rơi vào khoảng 4.000 USD, trader có đặt Box size ở mức 50 USD.
  • Vàng có giá khoảng 1.300 USD, Box size có thể đặt từ 5 USD đến 10 USD.
  • Giá bạc có thể đặt mức Box size từ 0,5 USD – 1 USD.

Hiển nhiên, trader hoàn toàn có thể điều chỉnh các Box size sao cho chúng phù hợp nhất với chiến lược giao dịch của riêng mình. Chẳng hạn như trong thị trường Forex, Box size sẽ dao động từ 0,125 đến 0,25, tức là tương đương từ 1,250 pips đến 2,500 pips. Tuy nhiên điều này đôi khi cũng sẽ quá lớn đối với đòn bẩy lên đến 1:1000. Với trường hợp như vậy, Box size có thể chia nhỏ ra theo tỷ lệ đòn bẩy, chẳng hạn như 10 píp – 20 pips.

Trục hoành và trục tung

Trong biểu đồ Point and Figure sẽ không có trục thời gian. Trục tung sẽ ghi lại mọi sự thay đổi của giá còn trục hoành lại không ghi lại thời gian. Chính điều này đã giúp cho biểu đồ Point and Figure “thuần khiết” hơn về hành động giá (Price Action), sẽ không bị ảnh hưởng bởi những yếu tố thời gian trong quá trình phân tích.

3 ô đảo chiều – 3 Boxes Reversal

Đảo chiều được hiểu là sự đi ngược lại so với xu hướng giá. Trong biểu đồ Point and Figure, “3 ô đảo chiều – 3 Boxes Reversal” được xem là loại đảo chiều phổ biến. Điều này mang ý nghĩa đó là hình thành nên một cột mới, giá khi đó phải có sự di chuyển ngược lại tối thiểu là 3 ô.

3 ô đảo chiều ở trong biểu đồ Point and Figure
3 ô đảo chiều ở trong biểu đồ Point and Figure

Chẳng hạn như giá hình thành nên một cột màu đỏ (O) với mức giá ở đáy là 3.980 USD. Giá sau đó sẽ đảo chiều và gia tăng thêm 3 ô nữa để tạo ra được một cột màu xanh (X) với mức giá đóng cửa là 4.040 USD. Cách tính toán điều này khá đơn giản bằng cách lấy Box size nhân với số lượng ô (cụ thể 3 Boxes = 20 USD x 3 – 60 USD) và sau đó cộng cùng với giá ở đáy trước đó (tức là 60 USD + 3.980 USD = 4.404 USD).

Nếu như giá chỉ gia tăng lên đến mức 4.039 USD (chưa chạm đến 4.040 USD) thì biểu đồ Point and Figure khi đó cũng sẽ chỉ ghi nhận là gia tăng thêm 2 ô và cột màu xanh (X) sẽ không được tính là đã hình thành.

Đôi nét về Hỗ trợ, kháng cự và đường Trendline trong biểu đồ Point and Figure

Kháng cự, hỗ trợ

Trong biểu đồ Point and Figure, hỗ trợ và kháng cự sẽ được xác định dựa trên những mô hình được hình thành nhờ vào sự đảo chiều của giá. Mỗi khi giá tạo ra một cột hoàn chỉnh và có sự đảo chiều thì điểm đảo chiều khi đó sẽ trở thành mức hỗ trợ hoặc kháng cự mới.

Kháng cự và hỗ trợ trong biểu đồ Point and Figure
Kháng cự và hỗ trợ trong biểu đồ Point and Figure

Break-out

Break-out được biết đến là một hiện tượng nói về sự phá vỡ các mức hỗ trợ và kháng cự. Trong biểu đồ Point and Figure, để giao dịch thì cách được dùng thường xuyên nhất đó chính là chờ đợi đến khi nào giá Break-out và sau đó nó đánh vào xu hướng mới. Những mô hình giao dịch xuất hiện trong Point and Figure cũng được dựa vào những Break-out này.

Break-out trong biểu đồ Point and Figure
Break-out trong biểu đồ Point and Figure

Trong giao dịch dài hạn khi sử dụng Point and Figure thì việc đặt lệnh bán hoặc mua khi giá phá vỡ qua các mức hỗ trợ và kháng cự đã được hình thành sẽ được xem là cách tiếp cận phổ biến nhất. Đặc biệt, trong việc phân tích thị trường hàng hóa thì Point and Figure cũng vô cùng hữu ích.

Trendlines

Việc vẽ Trendline trong biểu đồ Point and Figure thường khá trực quan và đơn giản. Trên Point and Figure, sẽ có một loại trendline có tên gọi là “Đường trend 45° khách quan – 45° Objective trend line”

Trendlines trong biểu đồ Point and Figure
Trendlines trong biểu đồ Point and Figure

Vì sao lại là 45°? Đồ thị Point and Figure được xem giống như là một đồ thị đối xứng cùng với nhiều ô vuông và những ô vuông này lại nằm bên trong một ô vuông lớn hơn. Nếu như trader xem điểm bắt đầu ở đây là nằm ở đáy của ô vuông lớn thì đồ thị sẽ được đường trendline 45° chia thành hai phần bằng nhau. Trong đó:

  • Tính chất “Đầu bò” của thị trường sẽ được đại diện bởi nửa đầu trên với sự ngu ngốc, dễ dàng bị các nhà đầu tư khác lừa.
  • Tính chất “Đầu gấu” của thị trường sẽ được đại diện bởi nửa dưới của biểu đồ với sự bóc lột, tàn bạo khiến cho các trader “ngậm sắn”.
Tính chất “đầu bò” và “đầu gấu” được đại diện bởi nửa trên và nửa dưới của biểu đồ
Tính chất “đầu bò” và “đầu gấu” được đại diện bởi nửa trên và nửa dưới của biểu đồ

Một lý do khác trong việc lựa chọn 45° đó là để thể hiện sức mạnh của xu hướng. Chẳng hạn như để giá có thể tiếp tục được duy trì trên đường trendline 45° trong một thị trường tăng thì giá ít nhất phải gia tăng qua 5 ô Xs (hình minh họa bên phải). Nếu như giá chỉ tăng được 4 ô thì ngay lập tức nó sẽ đi xuống với phần “đầu gấu” (phần được đánh dấu màu vàng như hình bên trái).

Trong một thị trường mà giá liên tục gia tăng 5 ô và chỉ suy giảm xuống 3 ô thì điều này minh chứng cho cho việc thị trường “muôn đời thịnh vượng”.

Đường trendline này được xem là có sự “khách quan” bởi vì nó được tạo ra ngay sau khi giá vi phạm vào đường trend ở trước đó mà không cần phải chờ đến khi đáy hoặc đỉnh mới hình thành.

Ý nghĩa của đường trendline 45°
Ý nghĩa của đường trendline 45°

Các đường trendline chính trong biểu đồ Point and Figure

Trong biểu đồ Point and Figure sẽ có gồm có 4 đường trendline, trong đó có 2 đường chính và 2 đường phụ.

Đường hỗ trợ tăng – Bullish Support Line

Đường hỗ trợ tăng trong biểu đồ Point and Figure
Đường hỗ trợ tăng trong biểu đồ Point and Figure

Đường hỗ trợ tăng được vẽ từ đáy của đồ thị và chạy hướng lên đi theo góc 45°. Đường này được xem là đường trendline chính, không bị ảnh hưởng từ việc hình thành đáy và đỉnh, đồng thời cũng vô cùng khách quan.

Đường kháng cự giảm – Bearish Resistance Line

Đường kháng cự giảm trong biểu đồ Point and Figure
Đường kháng cự giảm trong biểu đồ Point and Figure

Đừng kháng cự giảm sẽ được vẽ chạy từ đỉnh của đồ thị và theo hướng đi xuống góc 45°. Đường này cũng là một đường trend chính và nó thể hiện lên sức mạnh của một xu hướng giảm.

Đường kháng cự tăng – Bullish Resistance Line

Đường kháng cự tăng ở Point and Figure
Đường kháng cự tăng ở Point and Figure

Đường kháng cự tăng là đường trend phụ và nó chỉ mang ý nghĩa về việc ước lượng sức mạnh cản trở trong một xu hướng tăng của giá. Đường này sẽ được từ dựa vào cột X ở phía dưới của cột giảm O sau khi giá đã tạo ra tín hiệu mua đầu tiên và có sự phá vỡ đi đường kháng cự giảm nằm ở trước đó.

Đường hỗ trợ giảm – Bearish Support Line

Đường hỗ trợ giảm ở Point and Figure
Đường hỗ trợ giảm ở Point and Figure

Đường hỗ trợ giảm là đường trend phụ và trong một xu hướng giảm giá sẽ có chức năng giới hạn giá giảm quá sâu. Đường trendline này được xác định thông qua việc lấy các tín hiệu bán đầu tiên có sự phá qua đường trend tăng và nó sẽ được vẽ từ đáy của cột màu đỏ nằm ở phía bên phải.

Đường trend được hình thành khi nào?

Thời điểm trend được hình thành
Thời điểm trend được hình thành

Khi xu hướng đầu tiên của đồ thị Point and Figure bị phá vỡ bởi những tín hiệu bán hoặc mua thì các đường trendline sẽ được hình thành. Ngay sau khi xu hướng đó được phá vỡ, từ đáy hoặc đỉnh gần nhất sẽ hình thành một đường trend mới mà không cần phải chờ đợi đến việc hình thành các đỉnh hoặc đáy thứ 2, thứ 3.

Những mô hình giá trong biểu đồ Point and Figure

Mô hình Double – Top (Mua)

Minh họa về mô hình Double - Top Mua
Minh họa về mô hình Double – Top Mua

Khi mức cản trước đó bị giá phá vỡ thì sẽ hình thành nên mô hình Double – Top mua. Các trader có thể mua vào tại ô giá Break-out và nếu như giá phá vỡ qua vùng Double – Bottom thì nên tiến hành đặt Stop-loss.

Mô hình Double – Bottom (Bán)

Minh họa về mô hình Double - Bottom (Bán)
Minh họa về mô hình Double – Bottom (Bán)

Mô hình Double – Bottom (Bán) trong biểu đồ Point and Figure sẽ được hình thành khi giá phá vỡ được mức hỗ trợ ở trước đó. Trader khi đó tại ô giá Break-out có thể bán ra hoặc nếu như giá phá vỡ vùng Double-top thì có thể đặt mức Stop-loss.

Mô hình Triple – Top (Mua)

Minh họa về mô hình Triple - Top (Mua)
Minh họa về mô hình Triple – Top (Mua)

Tại mức cản hai lần, giá đã có sự kiểm tra và không thể nào phá vỡ được nó. Phải đến lần kiểm tra thứ 3 thì giá mới hoàn toàn phá vỡ được mức cản này. Đây được biết là một tín hiệu mua khá mạnh và có tỷ lệ thắng cực cao. Khi giá quay trở lại và phá vỡ đi mức hỗ trợ ở trước đó thì trader nên tiến hành đặt Stop-loss.

Mô hình Triple – Bottom (Bán)

Minh họa về mô hình Triple - Bottom (Bán)
Minh họa về mô hình Triple – Bottom (Bán)

Tương tự như mô hình Triple – Top (Mua) thì ở mô hình này này, giá cũng không thể phá vỡ được mức hỗ trợ hai lần khi kiểm tra lại. Giá chỉ phá vỡ được mức hỗ trợ này khi kiểm tra đến lần thứ ba. Đây là một tín hiệu bán mạnh mẽ với tỷ lệ thắng cao. Khi giá quay trở lại và phá vỡ đi mức cản nằm trước đó thì đây chính là thời điểm để đặt mức STop-loss.

Mô hình Bullish Catapult – Máy bắn đá lên

Minh họa về mô hình Bullish Catapult - Máy bắn đá lên
Minh họa về mô hình Bullish Catapult – Máy bắn đá lên

Mô hình này gồm có mô hình Triple-Top mua và tiếp theo sau đó là mô hình Double-Top mua. Khi có sự xuất hiện liên tiếp của hai mô hình này, một tín hiệu mua cực kì mạnh sẽ được tạo ra. Khi giá quay trở lại và đồng thời phá vỡ đi mức hỗ trợ ở trước đó thì sẽ đặt Stop-loss.

Mô hình Bearish Catapult – Máy bắn đá xuống

Minh họa về mô hình Bearish Catapult - Máy bắn đá xuống
Minh họa về mô hình Bearish Catapult – Máy bắn đá xuống

Mô hình này được xem là một phiên bản đảo ngược lại của mô hình Bullish Catapult.

Mô hình Symmetrical Triangle – Tam giác cân

Mô hình Symmetrical Triangle - Mô hình Tam giác cân
Mô hình Symmetrical Triangle – Mô hình Tam giác cân

Mô hình Symmetrical Triangle này có đặc điểm tương tự như mô hình tam giác cân ở trong biểu đồ nến. Khi giá phá vỡ đi đỉnh gần nhất thì sẽ xuất hiện tín hiệu mua và mức Stop-loss cũng sẽ được thiết lập khi mà đáy gần nhất bị giá phá vỡ. Ngược lại, khi giá phá vỡ đáy gần nhất thì sẽ xuất hiện tín hiệu bán và mức Stop-loss được đăt khi nhận thấy đỉnh gần nhất bị giá phá vỡ.

Mô hình Descending Triangle – Tam giác rào chắn giảm và Ascending Triangle – Tam giác rào chắn tăng

Mô hình Descending Triangle và mô hình Ascending Triangle
Mô hình Descending Triangle và mô hình Ascending Triangle

Đối với mô hình Descending Triangle, khi giá phá vỡ đi tam giác rào chắn giảm thì trader có thể bán ra với cách thức đó là phá vỡ đáy nằm gần nhất và thiết lập mức Stop-loss khi các mức cản rào chắn trước đó bị giá phá vỡ. Trong mô hình này sẽ có tối thiểu là một mô hình Triple-Top và việc phá vỡ đi mức hỗ trợ ở trước đó sẽ không thành công. 

Còn đối với mô hình Ascending Triangle trader có thể mua vào khi nhận thấy tam giác rào chắc tăng bị giá phá vỡ bằng cách thức đó là phá vỡ đi đỉnh ở gần nhất và thiết lập Stop-loss nếu như nhận thấy các mức hỗ trợ rào chắn ở trước đó bị giá phá vỡ. Trong mô hình này sẽ có ít nhất là một mô hình Triple-Bottom và việc phá vỡ đi mức cản ở trước đó sẽ bị thất bại.

Hướng dẫn cách thức cài đặt đồ thị Point and Figure

Trader có thể sử dụng các nền tảng như Investing.com hoặc TradingView nếu như muốn vẽ đồ thị Point and Figure. Trong đó, cách cài đặt đồ thị Point and Figure đơn giản trên nền tảng Investing.com sẽ được thực hiện với các bước như sau:

Bước 1: Tiến hành đăng nhập vào website Investing.com.

Bước 2: Tìm kiếm mã cổ phiếu hoặc cặp tiền tệ mà trader muốn phân tích.

Tìm kiếm mã cổ phiếu/ cặp tiền tệ muốn phân tích
Tìm kiếm mã cổ phiếu/ cặp tiền tệ muốn phân tích

Bước 3: Nhấn chọn vào mục “technical Chart – Biểu đồ kỹ thuật” hiển thị trên giao diện.

Chọn mục “Đồ thị kỹ thuật”
Chọn mục “Đồ thị kỹ thuật”

Bước 4: Nhấn chọn vào “Format – Định dạng”.

Chọn mục “Định dạng”
Chọn mục “Định dạng”

Bước 5: Tiến hành thực hiện những cài đặt như sau:

  • HL: Trader có thể lựa chọn “Closed” nhằm sử dụng mức giá đóng cửa làm tham số hoặc chọn “HL” để dùng mức giá cao nhất và thấp nhất.
  • Traditional: Lựa chọn loại biểu đồ Point and Figure truyền thống. Trader nên sử dụng loại biểu đồ này thay vì sử dụng “ATR – Biên độ trung bình chuẩn” nhé.
  • Box-size: Thuật ngữ này đại diện cho số các bước giá tương ứng cùng với 1 ô ở trên biểu đồ Point and Figure. Trader có thể lựa chọn các giá trị ví dụ như 10 pip hoặc 20 pip cho các giao dịch ngoại hối Forex, hoặc đối với giao dịch vàng là 5 USD, 10 USD.
  • Reversal Amount: Đây là số ô cần thiết cho việc đảo chiều cũng như hình thành nên một cột mới ở trên đồ thị. Giá trị thông dụng thông thường sẽ là 3 ô đảo chiều.
Những cài đặt cần biết khi sử dụng biểu đồ Point and Figure
Những cài đặt cần biết khi sử dụng biểu đồ Point and Figure

Bước 6: Sau khi các thông số được cài đặt xong, trader hãy nhấn chọn vào “OK” để đồ thị Point and Figure được hiển thị.

Hiển thị đồ thị Point and Figure
Hiển thị đồ thị Point and Figure

Buốc 7: Sử dụng “Lock Scale – Khóa tỷ lệ” để giữ cho đồ thị được vẽ tương ứng với mỗi ô đều có dạng là hình vuông. Trader có thể nhấn chọn vào “Lock Scale” để đường trendline 45 độ đảm bảo không bị thay đổi khi trader muốn thay đổi tỷ lệ đồ thị.

Sử dụng khóa tỷ lệ - Lock Scale
Sử dụng khóa tỷ lệ – Lock Scale

Ước lượng mục tiêu giá trên biểu đồ Point and Figure

Trendlines

Đồ thị Point and Figure sẽ có hai đường trendline vô cùng đặc biệt, đó là đường Kháng cự tăng và đường Hỗ trợ giảm được sử dụng vào việc ước lượng mục tiêu cho giá.

Đường trendline là đường Kháng cự tăng và Hỗ trợ giảm
Đường trendline là đường Kháng cự tăng và Hỗ trợ giảm

Đếm nền ngang – Horizontal Count

Đếm nền ngang chính là phương pháp tính mục tiêu thông qua cách đếm số ô trên nền tích lũy vô cùng hiệu quả. Công thức tính như sau:

H count = (Số ô nền tích lũy x Số ô đảo chiều x Box-size) + Điểm thấp nhất từ nền

Cách tính mục tiêu bằng đếm nền ngang
Cách tính mục tiêu bằng đếm nền ngang

Ví dự như ở biểu đồ giá vàng trên sẽ có ô tích lũy nhiều nhất nằm ở phần mũi tên màu xanh lá cây với tổng cộng là 13 cột.

Như vậy theo công thức ta sẽ tính được là: 13 x 3 ô đảo chiều x 5$ Box-size + 1.160 = 1.355$. Kết quả cho thấy giá vàng đã đạt được đến vùng 1.350$  và thoái lui, lệch đi 5$ so với kết quả của công thức tính, đều này được xem là đã hoàn thành được mục tiêu.

Đếm cột dọc – Vertical Count

Đối với cách tính đếm cột dọc thì trader cần phải đợi cho giá Break-out hoàn toàn và hoàn chỉnh với số ô trong cột rồi sau đó đảo chiều tạo ra một cột mới thì mới có thể tiến hành tính toán mục tiêu giá được. Cách tính mục tiêu giá này sẽ dựa vào số ô Break-out, hay điều này còn có tên gọi khác là ước lượng lực cung và cầu. Công thức tính đơn giản như sau:

V count = (Số cột break – out x Số ô đảo chiều x Box-size) + Điểm thấp nhất từ vị trí break-out

Ví dụ về cách đếm cột dọc
Ví dụ về cách đếm cột dọc

Như ví dụ ở trên, trader có thể ước lượng được số điểm đến của lực cầu tương tự như ví dụ trước là 1.345$. Kết quả này cũng tương đối sát với điểm hồi quy của vàng ở hình bên trên.

Bật mí các chiến lược giao dịch hiệu quả cùng Point and Figure

Giao dịch gần với những đường trendline quan trọng

Tại các đường trendline quan trọng thì tiến hành giao dịch
Tại các đường trendline quan trọng thì tiến hành giao dịch

Chiến lược này được thực khi sau khi chờ giá tiến đến gần với đường trendline. Các tín hiệu giao dịch ở gần các đường trendline chính thông thường sẽ có độ tin cậy vô cùng cao và đồng thời cũng sẽ có động lực để di chuyển đi theo xu hướng chính.

Phá vỡ (Breakout) ra khỏi đường xu hướng

Breakout ra khỏi đường xu hướng
Breakout ra khỏi đường xu hướng

Sau khi giá phá vỡ đường trendline thì giao dịch sẽ được tạo nên dựa vào sự đảo chiều của xu hướng ở trước đó. Sau khi đã Breakout thì giá thông thường sẽ có sự di chuyển mạnh mẽ cũng như có xu hướng ổn định hơn.

Giai đoạn Breakout – Phá vỡ

Giai đoạn Breakout sẽ xuất hiện sau khi giá phá vỡ ra khỏi đường xu hướng và đồng thời xác nhận tín hiệu bán hoặc mua. Thông thường, đây sẽ là thời điểm lý tưởng nhất để thực hiện giao dịch trong biểu đồ Point and Figure. Tuy nhiên, tương tự như các đồ thị khác thì giai đoạn khởi đầu của mỗi xu hướng đều có khả năng chứa đựng rất nhiều cạm bẫy bất kỳ lúc nào cũng có thể quét Stop-loss.

Giai đoạn phá vỡ trong biểu đồ Point and Figure
Giai đoạn phá vỡ trong biểu đồ Point and Figure

Chẳng hạn như ví dụ về chỉ số Ger30 (DAX) của biểu đồ P&F, trader có thể nhận thấy rằng giá sau khi phá vỡ khỏi đường kháng cự giảm đã có sự di chuyển tương đối lâu với biên độ hẹp trước khi nó “form” vào xu hướng một cách mạnh mẽ. Mặc dù điều này có thể hơi khó chịu, tuy nhiên đây vẫn được xem là thời điểm tốt để giao dịch trong Point and Figure mà trader không nên bỏ lỡ.

Giai đoạn hậu phá vỡ

Đây được xem là giai đoạn khi mà xu hướng đã lên “form” và liên tục tăng giá (hoặc giảm giá) với động lực khá mạnh mẽ. Đối với những giao dịch trên biểu đồ Point and Figure hàng ngày thì trader nên giữ lệnh và chờ đợi cho đến khi xảy ra giai đoạn này. Một khi xu hướng đã đạt cực độ thì sẽ không có gì ngăn cản được nữa.

Giai đoạn hậu phá vỡ trong Point and Figure
Giai đoạn hậu phá vỡ trong Point and Figure

Chẳng hạn như ví dụ về chỉ số chứng khoán DJ30 trên đây sau khi đã Breakout giá di chuyển cùng với nhiều cột. Ngay sau đó, giá sẽ di chuyển cùng với một cường độ vô cùng mạnh mẽ sau khi xu hướng đã vào “form”. Đây được xem là giai đoạn lý tưởng nhất để giao dịch cùng với Point and Figure.

Tuy nhiên, giai đoạn này cũng sẽ có nhiều lúc không tồn tại mà giá sẽ có sự di chuyển với biên độ mạnh sau khi vừa Breakout xong như ví dụ sau.

Ví dụ về việc giá di chuyển cực kỳ mạnh sau khi Breakout
Ví dụ về việc giá di chuyển cực kỳ mạnh sau khi Breakout

Đây được xem là minh họa cho việc sau khi Breakout xong thì giá đã có sự di chuyển cực kỳ mạnh và bỏ qua giai đoạn 2 với biểu đồ Point and Figure của chỉ số Dollar Index (DXY).

Giai đoạn mệt mỏi

Giai đoạn mệt mỏi sẽ diễn ra khi giá di chuyển ra xa và bắt đầu có sự tích lũy. Giá tại khu vực này có thể không được ổn định và có biên độ giao động lớn với mô hình giá và thời gian phức tạp hơn rất nhiều. Trong Point and Figure, đây được xem là giai đoạn không nên tham gia giao dịch hoặc chỉ nên thực hiện giao dịch mở vị thế nhỏ và cẩn thận.

Giai đoạn mệt mỏi trong biểu đồ Point and Figure
Giai đoạn mệt mỏi trong biểu đồ Point and Figure

Ví dụ như Hợp đồng tương lai Cacao trên đây, giá có sự suy yếu và biểu hiện giao động hỗn loạn hơn. Đây chính là thời điểm mà trader nên bổ sung các vị thế nhỏ và chốt lời thay vì giao dịch.

Giai đoạn hồi quy

Giai đoạn hồi quy tức là giai đoạn mà giá sẽ có sự hồi quy về đường xu hướng. Trader sẽ có hai sự lựa chọn giao dịch tại đây:

  • Tiếp tục xu hướng ở trước đó.
  • Phá vỡ đường xu hướng hiện tại và bắt đầu một xu hướng mới.

Với giai đoạn này, đây là thời điểm tốt nhất mà các trader nên giao dịch và kết thúc một vòng quay của giá trong Point and Figure.

Giai đoạn hồi quy giá về xu hướng trong Point and Figure
Giai đoạn hồi quy giá về xu hướng trong Point and Figure

Một ví dụ đơn giản về Hợp đồng tương lai dầu mỏ sẽ được chia sẻ ngay sau đây. Có thể thấy thời điểm hồi quy về đường trendline ở đây có khả năng sẽ là sự tiếp diễn của chu kỳ hoặc là sự kết thúc của một chu kỳ. Đường trendline khi không bị phá vỡ sẽ có sự đóng góp vào việc tạo động lượng mới cho xu hướng sau khi nó xuất hiện dấu hiệu kiệt sức. Còn đối với trường hợp đường trendline bị phá vỡ, nó cũng sẽ là động lượng cho xu hướng mới. Trong đồ thị Point and Figure thì đây cũng là thời điểm giao dịch đầy tiềm năng.

Quy tắc giao dịch cùng với Point and Figure

Trong đồ thị Point and Figure, khi giao dịch trader cần phải biết đến những quy tắc giao dịch như sau:

Quy tắc 1

Quy tắc đầu tiên khi giao dịch với biểu đồ Point and Figure đó chính là chỉ thực hiện mua (Buy, Long,…) vào thời điểm giá nằm ở phía bên trên của đường hỗ trợ tăng.

Quy tắc 2

Chỉ thực hiện bán (Sell, Short,…) khi nhận thấy giá đang nằm ở đường kháng cự giảm.

Các quy tắc giao dịch với Point and Figure cần biết đến
Các quy tắc giao dịch với Point and Figure cần biết đến

Quy tắc 3

Nếu như đã mở một vị thế mua, trader cần phải giữ vị thế đó cho đến khi nào nhận thấy có sự xuất hiện của tín hiệu bán ở trên đồ thị. Sau đó đóng vị thế lại.

Nếu như giá vẫn còn nằm ở phía bên trên đường hỗ trợ tăng, hãy tiếp tục mở vị thế cùng với các tín hiệu mua sau đó và đóng toàn bộ vị thế khi nhận thấy có sự xuất hiện của tín hiệu bán đầu tiên. Khi giao dịch, trader hãy cứ đi theo xu hướng để nhận về kết quả mĩ mãn nhất nhé.

Quy tắc 4

Nếu như đã mở vị thế bán, trader cần phải giữ cho vị thế đó đến khi nào nhận thấy trên đồ thị xuất hiện tín hiệu mua và sau đó tiến hành đóng vị thế.

Nếu như giá vẫn nằm ở phía bên dưới của đường kháng cự giảm, trader hãy bình tĩnh mở vị thế với các tín hiệu bán tiếp theo. Đồng thời đóng tất cả vị thế lại khi thấy tín hiệu mua đầu tiên bắt đầu xuất hiện.

Giao dịch theo xu hướng để nhận về kết quả tốt nhất
Giao dịch theo xu hướng để nhận về kết quả tốt nhất

Quy tắc 5

Trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không được phép giao dịch ngược xu hướng. Nếu như quên điều này, hãy học lại quy tắc giao dịch 1 và 2 bên trên.

Quy tắc giao dịch cần phải nhớ đó là không giao dịch ngược xu hướng
Quy tắc giao dịch cần phải nhớ đó là không giao dịch ngược xu hướng

Quy tắc 6

Để xem xét những đường trendline phụ bất kỳ lúc nào mình muốn thì trader hãy dịch chuyển theo đường trendline.

Nếu như trader đang thực hiện giao dịch phía bên trên đường hỗ trợ tăng, hãy dịch chuyển đường trend nếu như thấy có tín hiệu bán và ngay sau đó là một tín hiệu mua.

Ngược lại, nếu như giao dịch ở bên dưới của đường kháng cự giảm, hãy dịch chuyển đường trend khi nhận thấy xuất hiện một tín hiệu mua và đi liền ngay sau đó là sự xuất hiện của một tín hiệu bán.

Dịch chuyển theo đường trend để xem đường trend phụ
Dịch chuyển theo đường trend để xem đường trend phụ

Quy tắc 7

Nếu như giá phá xuống ra khỏi đường hỗ trợ tăng thì trader hãy bắt đầu thay đổi vị thế từ mua chuyển sang bán.

Quy tắc 8

Nếu như nhận thấy giá phá lên ra khỏi đường kháng cự giảm thì trader hãy thay đổi vị thế từ bán chuyển sang mua.

Thay đổi vị thế khi nhận thấy giá phá lên khỏi đường kháng cự giảm
Thay đổi vị thế khi nhận thấy giá phá lên khỏi đường kháng cự giảm

Quy tắc 9

Nếu như trader đang mở một vị thế mua và thu lợi nhuận thì hãy di chuyển điểm dừng lỗ đến vị thế khác mà tại đó một tín hiệu bán có khả năng xảy ra.

Di chuyển điểm dừng lỗ đến nơi có thể xảy ra tín hiệu bán
Di chuyển điểm dừng lỗ đến nơi có thể xảy ra tín hiệu bán

Quy tắc 10

Tương tự như trên, nếu như trader đang thu lời từ việc mở vị thế bán thì hãy di chuyển điểm dừng lỗ đến vị trí khác mà nơi đó có thể xảy ra một tín hiệu mua.

Dịch chuyển điểm dừng lỗ đến vị trí mà tín hiệu mua có thể xuất hiện
Dịch chuyển điểm dừng lỗ đến vị trí mà tín hiệu mua có thể xuất hiện

Ngoài ra đối với quy tắc 9 và 10 còn có một ngoại lệ nữa đó là nếu như giá di chuyển lớn hơn 18 box mà không có sự đảo chiều thì trader hoàn toàn có thể dịch chuyển điểm dừng lỗ về điểm 4 box xảy ra xu hướng đảo chiều đầu tiên.

Vừa rồi là những chia sẻ chi tiết nhất về biểu đồ Point and Figure – một loại biểu đồ phổ biến trong phân tích kỹ thuật. Tuy nhiên, với sự ra đời và hiệu quả của nhiều loại biểu đồ khác thì Point and Figure đã dần dần ít được sử dụng. Vì vậy, hy vọng rằng với bài viết này của Traderforex, trader sẽ hiểu và có cái nhìn tổng quan hơn về loại đồ thị này nhé.

Xem thêm:

Dot Plot là gì? Biểu đồ Dot Plot có tầm quan trọng ra sao?

Biểu đồ Logarit là gì? Ứng dụng Logarithmic scale trong giao dịch

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan:

Trả lời