fbpx

Biểu đồ thanh là gì? Cách phân tích và chiến lược sử dụng

Trong giao dịch Forex, biểu đồ thanh là một cung cấp phân tích kỹ thuật khá quan trọng giúp trader có được các thông tin hữu ích về mức giá đóng cửa, mở cửa, thấp nhất và cao nhất của một loại tiền tệ nào đó ở một khoảng thời gian nhất định. Việc hiểu được biểu đồ thanh không quá khó khăn, nhưng để biết cách phân tích cũng như có được các chiến lược hiệu quả cùng biểu đồ thanh lại không hề dễ dàng. Vì vậy, trader hãy theo những chia sẻ chi tiết về biểu đồ thanh là gì sau đây nhé.

Biểu đồ thanh là gì?

Biểu đồ thanh còn có tên gọi khác là Bar chart. Đây là một phương pháp hiển thị biến động của giá dựa vào việc sử dụng các thanh dọc. Mỗi thanh sẽ tượng trưng cho một khoảng thời gian giao dịch nhất định, chẳng hạn như khung H1, khung D1, khung H4. Đồng thời nó cũng thể hiện một cái nhìn tổng quan hơn về sự thay đổi giá cả ở trong suốt thời gian đó.

Mỗi thanh giá sẽ gồm có một đường thẳng dọc nhằm thể hiện lên mức giá thấp nhất và cao nhất ở khoảng thời gian đó. Hai đường ngang sẽ nằm bên phải và bên trái thể hiện mức giá đóng cửa và mức giá mở cửa trong khoảng thời gian đó.

Chi tiết về biểu đồ thanh
Chi tiết về biểu đồ thanh

Ở trên mỗi thanh giá cả, sẽ có 4 thông tin mà các trader cần quan tâm đến như sau:

  • Giá mở cửa
  • Giá đóng cửa
  • Giá cao nhất.
  • Giá thấp nhất.

Hướng dẫn cách phân tích biểu đồ thanh – Bar chart

Việc hiểu về Bar Chart là gì là gì cũng như biết được cách phân tích biểu đồ này sẽ giúp các trader nhận ra được những mức giá quan trọng giá đóng cửa, giá mở cửa, giá thấp nhất và giá cao nhất ở một thời điểm nhất định. Từ chính các thông tin này mà trader sẽ dễ dàng phân tích xu hướng, đánh giá về sức mạnh của thị trường cũng như đưa ra được những quyết định giao dịch thông minh.

Ở phần sau đây, các cách phân tích biểu đồ sẽ được giới thiệu cụ thể từ cách đọc và hiểu về những thành phần có trên các loại biểu đồ cho đến việc áp dụng các mô hình giáphân tích kỹ thuật để nhằm đưa ra những chiến lược giao dịch hiệu quả.

Sơ lược về một thanh giá

Trên biểu đồ thanh, các thanh sẽ được biểu thị bằng nhiều màu sắc khác nhau. Trong đó, thanh màu đỏ sẽ đại diện cho sự suy giảm giá và màu xanh lá sẽ đại diện cho sự gia tăng giá. Việc sử dụng những màu sắc này sẽ giúp các trader nhận biết và phân tích hành động giá dễ dàng hơn ở trên biểu đồ.

Cách thức hiển thị đơn giản và dễ hiểu của biểu đồ thanh
Cách thức hiển thị đơn giản và dễ hiểu của biểu đồ thanh

Mỗi một thanh ở trên Bar Chart sẽ đại diện cho một quãng thời gian giao dịch mà trader đã chọn, chẳng hạn như 1 giờ hoặc là 1 ngày. Những thông tin quan trọng sẽ được hiển thị lên trên mỗi thanh đó là:

  • Giá mở cửa – OPEN.
  • Giá đóng cửa – CLOSE.
  • Giá cao nhất – HIGH.
  • Giá thấp nhất – LOW.
Trong một thanh giá của biểu đồ thanh sẽ có những thành phần nào?
Trong một thanh giá của biểu đồ thanh sẽ có những thành phần nào?

Lưu ý rằng ở mỗi một khung thời gian giao dịch (ví dụ như khung H1, H4, D1, M15) sẽ chỉ định thời gian mà mỗi thanh sẽ đại diện chú không phải là một phiên giao dịch. Chẳng hạn như trader lựa chọn khung thời gian là D1, trên biểu đồ thanh khi đó mỗi thanh sẽ đại diện cho sự chuyển động giá ở trong khoảng thời gian là 1 ngày.

Ngoài ra khi đã tìm hiểu về biểu đồ thanh là gì thì trader cũng cần phải biết rằng loại biểu đồ này còn có tên là Biểu đồ OHLC – tức là Open High Low CLose. Bởi vì nó sẽ thể hiện lên những thông tin liên quan đến mức giá mở cửa, giá đóng cửa, giá cao nhất và mức giá thấp nhất ở trong mỗi khoảng thời gian. Đây chính là các thông tin quan trọng có thể hỗ trợ tối đa cho trader trong việc phân tích cũng như đưa ra các quyết định giao dịch đúng đắn.

Bar Chart ở trong giao dịch thực tế
Bar Chart ở trong giao dịch thực tế

Hướng dẫn các bước phân tích biểu đồ thanh

Để hiểu và đọc được biểu đồ thanh ở trong thị trường Forex, trader cần thực hiện theo những bước cơ bản sau đây:

Bước 1: Xác định thời gian

Trader cần phải xác định được khoảng thời gian mà biểu đồ thanh sẽ hiển thị. Chẳng hạn như là 1 phút, 5 phút, 1 ngày hay là 1 giờ.

Bước 2: Xác định thanh biểu đồ

Mỗi một thanh ở trên biểu đồ sẽ thể hiện mức giá mở cửa, giá thấp nhất, giá đóng cửa và giá cao nhất trong khoảng thời gian đó. Trong đó, thanh ngang sẽ đại diện cho mức giá đóng cửa và mức giá mở cửa. Còn thanh dọc sẽ đại diện cho mức giá thấp nhất và mức giá cao nhất.

Bước 3: Hiểu về ý nghĩa của màu sắc

Thông thường, màu sắc của thanh biểu đồ sẽ được sử dụng nhằm thể hiện lên xu hướng giảm giá hoặc là tăng giá. Trong đó, thanh màu xanh lá cây hoặc màu xanh dương sẽ biểu thị cho sự tăng giá. Trong khi đó, thanh có màu đỏ sẽ biểu thị cho sự giảm giá.

Bước 4: Xác định được khối lượng giao dịch

Biểu đồ thanh và đồ thị khối lượng thông thường sẽ đi kèm với nhau. Điều này giúp cho các trader xác định được mức độ tín hiệu của các thanh biểu đồ. Khi một thanh lớn hơn so với bình thường thì điều này cho thấy khối lượng giao dịch cũng sẽ lớn hơn.

Bước 5: Tiến hành phân tích xu hướng

Thông qua việc xem xét chuỗi những thanh biểu đồ, trader có thể tiến hành xác định xu hướng chung của thị trường ngoại hối. Nếu như thanh biểu đồ gia tăng liên tục thì điều này nhằm thể hiện rằng thị trường đang có một xu hướng tăng. Ngược lại, khi thị trường ở hiện tại đang có xu hướng giảm giá thị các thanh trên biểu đồ sẽ có sự suy giảm liên tục.

Tìm hiểu về chiến lược giao dịch cùng với Bar Chart

Với cách thức sử dụng biểu đồ thanh, các trader hoàn toàn có thể nhận biết cũng như là phân tích xu hướng của thị trường một cách tương đối dễ dàng. Từ đó, việc đưa ra các quyết định giao dịch hay là nắm bắt cơ hội tiềm năng cũng thuận lợi hơn. Tuy nhiên, để chiến lược này được áp dụng thành công, bên cạnh việc hiểu về Bar Chart là gì, các bước phân tích Bar Chart thì trader cũng cần phải có được một kế hoạch và quy trình giao dịch rõ ràng. Chính vì vậy mà ở phần này, chúng tôi sẽ giúp trader tìm hiểu chi tiết hơn nữa về các chiến lược giao dịch hiệu quả cùng với biểu đồ thành.

Bước 1: Phân tích xu hướng

Để có thể xác định xu hướng chung của thị trường thì việc sử dụng chuỗi các thanh biểu đồ là điều vô cùng thích hợp. Nếu như thị trường đang có xu hướng tăng thì trader có thể tìm kiếm các cơ hội mua vào. Ngược lại, có thể tìm kiếm các cơ hội bán ra nếu như đó là một xu hướng giảm giá.

Phân tích thị trường để tìm kiếm cơ hội giao dịch
Phân tích thị trường để tìm kiếm cơ hội giao dịch

Không những thế, trader không nên tìm điểm bán ra ở trong một xu hướng tăng và đồng thời trong xu hướng giảm không đi tìm kiếm điểm mua vào. Thay vào đó, cách tốt nhất để có thể tồn tại được ở trên thị trường đó chính là đi theo xu hướng.

Bằng cách tránh đi ngược xu hướng và phân tích xu hướng, trader có thể gia tăng xác suất thành công giao dịch cùng với biểu đồ thanh. Đồng thời tận dụng những cơ hội có lợi trên thị trường tài chính để giao dịch.

Bước 2: Xác định chính xác điểm vào lệnh

Sau khi đã xác định được xu hướng chung của thị trường, điều mà trader cần tìm làm tiếp theo chính là tìm kiếm điểm phù hợp để vào lệnh. Điều này có thể được thực hiện dựa vào việc sử dụng các chỉ báo kỹ thuật là các mô hình giá.

Bước 3: Đặt mức Take Profit và Stop Loss

Sau khi điểm vào lệnh với biểu đồ thanh đã được xác định thì các trader nên cân nhắc đến các yếu tố rủi ro và cả tiềm năng lợi nhuận có được.

Để giới hạn rủi ro, đặt một mức Stop Loss – Dừng lỗ là điều không thể thiếu. Và xác định một mức Take Profit – Chốt lời để đảm bảo lợi nhuận vẫn sẽ được thực hiện khi mà thị trường đi ngược lại với mong đợi của các trader cũng là điều không thể quên.

Bước 4: Theo dõi giao dịch

Việc theo dõi giao dịch của mình sẽ giúp các trader xác định được các diễn biến của thị trường so với dự đoán. Nếu như thị trường đang có sự di chuyển ngược lại, trader hãy cân nhắc đến việc thoát lệnh để thiệt hại được giảm thiểu tối đa. Còn nếu như thị trường đi đúng hướng như đã dự đoán thì trader hãy nên giữ lại lệnh cho đến khi nào mình đạt được mục tiêu lợi nhuận.

Thông qua cách thức xác định xu hướng, xác định điểm vào lệnh, thiết lập dừng lỗ và chốt lời cũng như theo dõi giao dịch và quản lý rủi ro sẽ giúp trader gia tăng thêm khả năng thành công khi giao dịch cùng với biểu đồ thanh ở trên thị trường Forex.

Những ưu điểm và nhược điểm của biểu đồ thành

Khi đã nắm rõ về biểu đồ thanh là gì thì điều này sẽ giúp trader nhận ra đôi chút về các ưu điểm cũng như là hạn chế còn tồn tại trong quá trình giao dịch. Đây được xem như là một công cụ có cách sử dụng dễ dàng và mang đến cho trader một cái nhìn về thị trường tổng quan hơn. Tuy nhiên, biểu đồ thanh khi được áp dụng vào những tình huống thực tế đôi khi cũng sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn. Chính vì vậy trader hãy theo qua nội dung tiếp theo sau đây để xem các ưu điểm và nhược điểm của biểu đồ thanh là gì nhé.

Các ưu và nhược điểm cần biết khi sử dụng Bar Chart
Các ưu và nhược điểm cần biết khi sử dụng Bar Chart

Ưu điểm

Dễ hiểu và dễ sử dụng

Biểu đồ thành hay Bar Chart còn được xem là một công cụ phân tích kỹ thuật dễ sử dụng giúp cho trader dễ dàng nắm và hiểu rõ thị trường. Nó sẽ cho phép trader có được một cái nhìn tổng quan về biểu đồ giá ở một khoảng thời gian nhất định. Đồng thời, biểu đồ thanh còn giúp ích cho trader rất nhiều trong việc nhận biết xu hướng của thị trường.

Cung cấp nguồn thông tin tổng thể

Biểu đồ thanh sẽ cung cấp cho các trader nhiều thông tin quan trọng về mức giá đóng cửa, mức giá mở cửa, mức giá thấp nhất và mức giá lớn nhất. Dựa vào các thông tin này mà trader có thể phân tích cũng như đưa ra được những quyết định giao dịch hiệu quả và hợp lý.

Có khả năng phân tích kỹ thuật

Để áp dụng các phương pháp phân tích kỹ thuật thì biểu đồ thành là một công cụ hữu ích chẳng hạn như mô hình giá, các hình thức phân tích khác và các chỉ báo kỹ thuật. Nhờ vào cách biểu diễn rõ ràng và đơn giản, trader có dễ dàng nhận ra các tín hiệu bán và mua, điểm vào lệnh cũng như là quản lý rủi ro hiệu quả.

Biểu đồ thanh nhìn chung sẽ là một công cụ phân tích khá đơn giản, tuy nhiên trong giao dịch tài chính nó vẫn vô cùng hữu ích. Nói một cách khác thì nó khá dễ hiểu, cung cấp cho trader nhiều thông quan quan trọng, hỗ trợ việc phân tích kỹ thuật và đặc biệt là giúp trader đưa ra các quyết định giao dịch hiệu quả và thông minh.

Nhược điểm

Việc dự đoán về các biến đóng giá trong ngắn hạn sẽ gặp nhiều khó khăn

Biểu đồ thành sẽ không phù hợp trong việc dự đoán về các biến động giá ở ngắn hạn hoặc những sự kiện xuất hiện đột ngột ở trên thị trường. Nó sẽ không thể nào trong một khoảng thời gian ngắn cung cấp các thông tin liên quan đến sự biến động nhanh chóng của giá. Vì vậy, nếu như trader quan tâm đến việc giao dịch trên thị trường và dự đoán về sự biến động trong ngắn hạn thì nên cân nhắc lựa chọn các công cụ khác phụ hơn.

Các giao dịch nhanh bị hạn chế

Biểu đồ thanh sẽ không nhận được sự yêu thích từ những trader giao dịch theo chiến lược Scalping, tức là có mục tiêu giao dịch nhanh chóng với khoản lời nhỏ. Bởi vì loại biểu đồ này sẽ không cung cấp các tín hiệu bán và mua chi tiết ở trong khoảng thời gian ngắn. Việc tìm kiếm điểm vào lệnh trên biểu đồ thanh liên tục có thể là tương đối khó khăn đối với những trader thực hiện giao dịch theo chiến lược này.

Ưu điểm của biểu đồ thanh - Không phù hợp với chiến lược Scalping
Ưu điểm của biểu đồ thanh – Không phù hợp với chiến lược Scalping

Những điều cần lưu ý khi sử dụng biểu đồ thanh

  • Trader cần lưu ý về kích thước của Bar Chart, trong đó gồm cả vị trí và kích thước của từng thanh. Một thanh nhỏ ở trên biểu đồ sẽ thể hiện cho sự thiếu cạnh tranh giữa phe bán và phe mua. Ngược lại, một thanh cao trên biểu đồ với khoảng cách rộng giữa thấp và cao sẽ thể hiện lên sự quan tâm của nhiều người bán và người mua.
  • Phạm vi giao dịch sẽ chính là khoảng cách giữa thấp và cao của mỗi thanh, đồng thời còn là một thanh duy nhất với kích thước có sự khác biệt so với những thanh ở trước đó thì sẽ nhận được sự chú ý đặc biệt.
  • Cần phải chú ý đến một chuỗi những thanh có phạm vi nhỏ và có thân nhỏ chỉ rơi vào khoảng 20 điểm, khi phạm vi thấp hoặc cao cần phải đạt tối thiểu là 65 điểm. Chuỗi những thanh nhỏ như thế thông thường sẽ biểu thị lên sự thiếu quyết đoán đến từ cả bên bán và bên mua. Đồng thời, thông thường sẽ xuất hiện một đột phá xảy ra theo hướng này hoặc có thể theo hướng khác để tình hình được giải quyết ổn thỏa.
  • Một mô hình khác đó chính là chuỗi các thanh có phạm vi rộng lớn với ý nghĩa rằng sẽ xuất hiện một hành động giao dịch mạnh mẽ và nhanh chóng. Phạm vi lớn được định nghĩa là lớn hơn đáng kể so với mức phạm vi trung bình. Chẳng hạn như mức trung bình là 100 điểm nhưng phạm vi lớn đến 160 điểm. Tuy nhiên, trader sẽ không thể nào tiếp tục thực hiện giao dịch ở trong một khoảng phạm vi rộng lớn như thế bởi vì rủi ro lỗ trong một ngày là quá lớn. Không những thế, việc giao dịch với tốc độ mạnh mẽ và nhanh chóng sẽ khiến trader bị kiệt sức. Vì vậy, trader cần hết sức thận trọng khi gia nhập vào thị trường với những thanh có kích thước lớn hơn đáng kể so với mức trung bình bởi vì các biến động mạnh có thể dễ dàng xảy ra.

Như vậy, bài viết trên của chúng tôi đã cung cấp chi tiết các thông tin liên quan đến biểu đồ thanh trong quá trình giao dịch Forex. Có thể thấy thông qua loại biểu đồ thanh này, trader có thể theo dõi cũng như phân tích xu hướng của thị trường một cách hiệu quả, đơn giản và dễ dàng hơn. Không những thế, các quyết định giao dịch cũng đúng đắn và đạt được mục tiêu lợi nhuận cao hơn. Tuy nhiên, biểu đồ thanh bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một vài nhược điểm mà trader cần phải nắm được để biểu đồ thanh được sử dụng một cách có hiệu quả nhất nhé.

Xem thêm:

Biểu đồ đường là gì? Hướng dẫn cách sử dụng Line Chart trong forex

Quy luật 3 cây nến và cách áp dụng hiệu quả khi giao dịch

Rate this post

Bài viết liên quan:

Trả lời