fbpx

Liquidity là gì? Ý nghĩa của tính thanh khoản trong Forex

Thanh khoản hay còn gọi là Liquidity là gì trong giao dịch tài chính? Thực tế, tính thanh khoản là một trong những khái niệm quan trọng nhà đầu tư phải nắm rõ khi tham gia các hoạt động trên thị trường. Việc hiểu rõ tính thanh khoản là gì chính là công cụ mạnh mẽ để nắm bắt được tình hình thị trường hiện tại và dự đoán sự thay đổi xu hướng giá trong tương lai. Để biết thêm nhiều thông tin hơn về tính thanh khoản, hãy tìm hiểu cùng bài viết này của TraderForex.

Liquidity là gì?

Liquidity là gì? Tính thanh khoản (liquidity) là thuật ngữ quan trọng trong lĩnh vực tài chính, chỉ khả năng chuyển đổi một loại tài sản thành tiền mặt một cách dễ dàng và nhanh chóng. Cụ thể, tính thanh khoản của một tài sản phản ánh mức độ mua bán tài sản đó trên thị trường một cách dễ dàng mà không tác động nhiều tới giá cả. Nói cách khác, tài sản càng có tính thanh khoản cao thì càng dễ dàng chuyển thành tiền mặt mà không mất nhiều giá trị. 

Thanh khoản được hiểu là mức độ quy đổi tài sản nhanh chóng mà không ảnh hưởng quá nhiều đến giá trị thực tế
Thanh khoản được hiểu là mức độ quy đổi tài sản nhanh chóng mà không ảnh hưởng quá nhiều đến giá trị thực tế

Trong kinh doanh, tính thanh khoản của các loại tài sản được đánh giá như sau: tiền mặt >  đầu tư ngắn hạn > các khoản phải thu > ứng trước ngắn hạn > hàng tồn kho. Tính thanh khoản cao sẽ đem lại lợi thế cao cho doanh nghiệp, bởi nó cho phép huy động vốn một cách linh hoạt và dễ dàng.

Trong đó, tiền mặt được đánh giá là tài sản có mức độ thanh khoản cao nhất vì nó có thể được sử dụng để giao dịch ngay lập tức với mọi khối lượng mà không ảnh hưởng giá trị thực tế. Ngược lại, hàng tồn kho là tài sản có tính thanh khoản thấp nhất vì phải trải qua nhiều quá trình như: phân phối, bán hàng và thu hồi nợ. Cuối cùng mới có thể chuyển giao thành tiền mặt.

Nói cách khác, tính thanh khoản của một tài sản càng cao thì càng dễ dàng chuyển thành tiền mặt. Nhà đầu tư tài chính cần phải hiểu được ý nghĩa và khái niệm này để kinh doanh trong lĩnh vực tài chính.

Tìm hiểu tính thanh khoản của các cặp tiền ngoại hối

Tính thanh khoản trong thị trường ngoại hối forex đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Nó cho biết khả năng mua bán một cặp tiền tệ như thế nào để không làm ảnh hưởng đến giá cả thị trường. Cụ thể về các cặp tiền tệ và trong forex như sau:

Những cặp tiền có tính thanh khoản cao

Nhóm tiền tệ thanh khoản cao bao gồm các cặp được giao dịch nhiều như EUR/USD, GBP/USD, USD/JPY, USD/CAD, USD/CHF,… Những cặp tiền ngoại tệ này cho phép giao dịch số lượng lớn mà không gây ra biến động giá đáng kể.

Những cặp tiền có tính thanh khoản thấp

Nhóm tiền tệ thanh khoản thấp bao gồm các cặp tiền tệ nhỏ với tỷ lệ giao dịch thấp. Những giao dịch khối lượng lớn sẽ tác động mạnh đến giá, điển hình như cặp tiền PLN/JPY.

Vì sao thanh khoản quan trọng trong thị trường ngoại hối?

Sau những nội dung phân tích ở trên, nhà đầu tư chắc hẳn đã nắm được một phần về ý nghĩa của thanh khoản trong forex là gì? Tuy nhiên, tại sao tính thanh khoản lại đặc biệt quan trọng trên thị trường Forex như vậy? Hoặc lý do nó trở thành yếu tố bắt buộc phải tìm hiểu khi tham gia thị trường? Để giải thích đơn giản, có thể nói rằng khi tính thanh khoản cao, thị trường đem lại nhiều lợi ích và cơ hội cho những người tham gia.

Tác động của tính thanh khoản đối với thị trường giao dịch
Tác động của tính thanh khoản đối với thị trường giao dịch

Cân bằng quyền lợi giao dịch giữa bên Mua và bên Bán

Một thị trường có thanh khoản cao sẽ tạo ra sự công bằng và minh bạch trong giao dịch. Thị trường thanh khoản cao có nghĩa là luôn có nhiều người tham gia cả mua và bán. Điều này giúp đảm bảo giá cả hợp lý, phản ánh nhu cầu thực tế của thị trường chứ không bị thao túng bởi một phía.

Khi thị trường duy trì tính thanh khoản cao, cả bên mua và bên bán đều hoạt động dễ dàng trên thị trường với mức giá cạnh tranh và hợp lý. Không ai bị ép buộc chấp nhận mức giá bất lợi do thiếu người tham gia.

Như vậy, thanh khoản cao tạo nên sự công bằng, cân bằng giữa cung và cầu. Quyền lợi của tất nhà đầu tư được bảo vệ tuyệt đối khi tham gia vào thị trường. Đây chính là ý nghĩa mà tính thanh khoản đem lại đối với thị trường tài chính.

Thể hiện sức khỏe thị trường ổn định

Khi thị trường không duy trì tính thanh khoản ổn định và được đánh giá là tính thanh khoản thấp, nó sẽ là một thị trường tiềm ẩn nhiều rủi ro cho nhà đầu tư. Khi thanh khoản kém, giá cả dễ bị thao túng và biến động bất thường do số lượng giao dịch ít ỏi. Các nhà đầu tư lớn (hay còn gọi là cá mập) có thể dễ dàng đẩy giá theo ý muốn thông qua các lệnh giao dịch khối lượng lớn, gây ra sự hỗn loạn cho thị trường. 

Ngược lại, thị trường thanh khoản cao sẽ giảm thiểu rủi ro này. Với lượng giao dịch lớn, khả năng bị thao túng giá trở nên khó khăn hơn. Bất kỳ tác động nào cũng sẽ bị “phân tán” ngay do thanh khoản dồi dào. Chính vì vậy, thanh khoản là yếu tố quan trọng đảm bảo sự ổn định và minh bạch cho thị trường. Nó bảo vệ quyền lợi của đa số nhà đầu tư, đặc biệt là những nhà đầu tư nhỏ lẻ.

Tốc độ vào lệnh nhanh chóng, chính xác

Một lợi ích nữa mà thị trường thanh khoản cao đem lại chính là tốc độ khớp lệnh nhanh chóng. Trong một thị trường nhộn nhịp với lượng giao dịch lớn, các lệnh mua bán được xử lý và khớp nhanh chóng. Khi thời gian chờ đợi khớp lệnh ngắn, rủi ro và chi phí sẽ được giảm thiểu rất nhiều đối với nhà đầu tư.Điều này trở nên quan trọng hơn với các cặp tiền biến động mạnh có tốc độ giao dịch nhanh. Thanh khoản cao cho phép nhà đầu tư nắm bắt cơ hội và xu hướng thị trường kịp thời và nâng cao lợi nhuận thu về.

Nâng cao khả năng chính xác trong phân tích kỹ thuật

Có nhiều quan điểm cho rằng thị trường có tính thanh khoản cao thì phân tích kỹ thuật càng chính xác. Đây là quan điểm chưa được xác thực và gây ra tranh cãi cho nhiều bộ phận nhà đầu tư trên thị trường. Một số ý kiến ủng hộ quan điểm này đưa ra những lập luận như sau:

  • Thanh khoản cao tạo ra nhiều dữ liệu giá và khối lượng giao dịch. 
  • Dữ liệu càng nhiều thì phân tích kỹ thuật càng chính xác.

Tuy nhiên, các lập luận trên chưa thực sự được chứng minh một cách rõ ràng. Khi đánh giá khách quan, chỉ có thể nói, thanh khoản cao chỉ là một trong nhiều yếu tố ảnh hưởng tới độ chính xác của phân tích kỹ thuật. Các nhà giao dịch nên tự đánh giá và quyết định mức độ ảnh hưởng của nó đến chiến lược của mình.

Nguyên nhân không nên Trading Forex vào các ngày quốc tế quan trọng? 

Giải thích lý do không nên giao dịch vào các ngày Lễ
Giải thích lý do không nên giao dịch vào các ngày Lễ

Tính thanh khoản trong thị trường Forex thường bị kéo xuống trong các ngày nghỉ quốc tế, điển hình như Giáng Sinh. Điều này xuất phát từ những nguyên nhân sau đây:

Volume Trading thấp

Trong thời gian nghỉ lễ, các tổ chức tài chính, ngân hàng lớn đóng sẽ đóng cửa khiến khối lượng giao dịch giảm mạnh. Những nhà đầu tư chuyên nghiệp cũng không muốn giao dịch vào thời điểm này để tránh rủi ro không cần thiết. Bởi khi thị trường thanh khoản kém, xu hướng thị trường trở nên khó lường hơn, các chuyên gia tài chính cũng hạn chế đưa ra nhận định phân tích và dự báo thị trường. Vì vậy, những “bigboy” trong Forex sẽ ưu tiên thư giãn, nghỉ ngơi cùng gia đình hơn là mở máy tính xem biểu đồ.

Chính vì vậy, các nhà giao dịch nhỏ lẻ nên hạn chế tối đa việc mở vị thế trong những kỳ nghỉ lễ để giảm thiểu rủi ro và giữ nguyên nguồn vốn. Thay vào đó, hãy dành thời gian quý báu này để nghỉ ngơi, tái tạo năng lượng cùng gia đình và người thân.

Xảy ra nhiều biến động

Tính thanh khoản của thị trường trong những ngày lễ luôn sụt giảm mạnh mẽ bởi lượng giao dịch ít ỏi. Khi giá dao động mạnh, rất dễ hình thành những tín hiệu mua bán giả, khiến nhiều nhà đầu tư mắc bẫy vào vị thế sai. Trong thị trường đầy rủi ro và khó lường như vậy, việc tìm kiếm cơ hội đầu tư chất lượng và sinh lời là điều tương đối phức tạp.

Spread bị nới rộng

Trong những ngày lễ, tính thanh khoản thị trường thấp khiến nhiều sàn giao dịch giãn mức chênh lệch (spread) rất cao. Điều này làm tăng chi phí giao dịch đáng kể cho trader. Thậm chí có tình trạng mức stop loss bị chạm do spread quá rộng.

Do đó, nếu muốn giao dịch trong thời điểm nghỉ lễ, trader cần đảm bảo những điều sau:

  • Kiểm tra kỹ spread trước khi mở lệnh, chọn thời điểm spread thấp để giảm thiểu chi phí. 
  • Lựa chọn sàn giao dịch đáng tin cậy, có giấy phép hoạt động hợp pháp để hạn chế rủi ro bị lừa đảo. 
  • Xem xét môi giới thông qua bình luận đánh giá trước đó để tìm sàn giao dịch có chính sách spread hợp lý.

Sau kỳ nghỉ lễ, thị trường sẽ sôi động trở lại. Đây cũng chính là thời điểm spread giảm về mức bình thường, thuận lợi hơn cho giao dịch.

Khó nắm bắt thị trường

Thị trường ngoại hối được biết là một thị trường phi tập trung. Vì vậy, không một nhà đầu tư hay chuyên gia nào có thể dự đoán chính xác xu hướng tương lai. Các nhà đầu tư chỉ có thể dựa vào kỹ năng phân tích xác suất để đưa ra quyết định giao dịch. Nếu như giao dịch tốt, nhà đầu tư sẽ nhận lợi nhuận cao hơn nhiều lần so với nguồn vốn đã bỏ ra. Ngược lại, khi giao dịch thua lỗ, số tiền đầu tư cũng mất hoàn toàn.

Trong các kỳ nghỉ lễ quan trọng như Giáng sinh, việc dự đoán xu hướng sẽ gặp nhiều khó khăn và rủi ro, bởi vì:

  • Thị trường không thể hiện xu hướng rõ ràng, giá biến động mạnh và đột ngột.
  • Phân tích hỗ trợ/kháng cự dễ bị sai lệch.
  • Thanh khoản thấp khiến giá thay đổi nhanh chóng và khó lường trong thời gian ngắn.
  • Các nhà đầu tư ít kinh nghiệm không thể giải quyết hiệu quả khi ứng phó với các biến động bất thường.
  • Các robot EA dựa trên phân tích kỹ thuật dễ bị đánh lừa bởi sự hỗn loạn của thị trường, đem lại rủi ro không hề nhỏ cho nhà đầu tư.

Không đưa ra những quyết định sáng suốt khi làm việc quá sức

Làm việc quá sức trong các ngày nghỉ lễ có thể mang đến những ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe và tâm lý của các nhà giao dịch. Khi thị trường biến động mạnh, áp lực của nhà đầu tư cũng sẽ tăng cao nếu các lệnh giao dịch bị lỗ. Thay vì cố gắng giao dịch trong điều kiện khó khăn đó, các nhà đầu tư nên tham khảo những mẹo nhỏ sau để lấy lại tinh thần:

  • Thư giãn, cân bằng tâm hồn bằng cách hít thở sâu và tận hưởng không khí trong lành 
  • Tham gia các khóa học về kiểm soát cảm xúc và quản lý tinh thần để nâng cao kỹ năng tâm lý giao dịch
  • Lên kế hoạch chiến lược giao dịch cho thời gian tới
  • Tận hưởng thời gian với gia đình, bạn bè thay vì cắm mắt vào biểu đồ giá.

Các kỳ nghỉ lễ là cơ hội quý giá để nghỉ ngơi, thư giãn và hàn gắn tâm hồn. Điều đó sẽ giúp ích rất nhiều cho sức khỏe, tinh thần và đem lại hiệu quả giao dịch lâu dài của các nhà đầu tư.

Hình thức giao dịch với Liquidity (tính thanh khoản)

Tìm hiểu về cách giao dịch với Forex Liquidity qua những mô hình cụ thể sau đây:

Liquidity mô hình 2 đỉnh

Quá trình hình thành

Mô hình thanh khoản 2 đỉnh thường xuất hiện trong xu hướng giảm giá. Đây là giai đoạn thanh khoản cạn kiệt và đang được phân bổ lại (redistribution) hoặc tái cơ cấu lại thị trường (ROF – Reorganization Of Market Flow). Mô hình này sẽ duy trì đà giảm giá đang diễn ra. Ta có thể quan sát rõ quá trình hình thành mô hình thanh khoản 2 đỉnh trên biểu đồ như sau:

Quá trình xuất hiện của mô hình 2 đỉnh trên thị trường
Quá trình xuất hiện của mô hình 2 đỉnh trên thị trường

Mô hình thanh khoản 2 đỉnh xuất hiện trong bối cảnh:

Thị trường đang trong giai đoạn giảm giá với các cấu trúc giá Major và Minor. Thị trường sẽ xuất hiện đợt sóng hồi phục nhỏ lên vùng kháng cự Minor, tái cơ cấu lại thị trường. Đỉnh cũ của cấu trúc Major giảm xuống vùng giá mới sau khi được tái tổ chức (ROF). 

Giai đoạn ROF tạo thành với 2 đỉnh thanh khoản nằm dưới Major và trong phạm vi sóng giảm. Sau đó giá hồi lại cấu trúc Major mới rồi tiếp tục giảm.

Như vậy, để nhận diện mô hình thanh khoản 2 đỉnh cần lưu ý 3 đặc điểm:

  • Thị trường đang trong giai đoạn giảm.
  • Giá cần trải qua quá trình tái thiết lập cấu trúc ROF để tạo ra một cấu trúc Major mới.
  • Hai đỉnh trong giai đoạn ROF (Reorganization Of Market Flow) phải xuất hiện dưới cấu trúc Major mới đã hình thành và nằm trong phạm vi của đợt sóng giảm.

Cách thức giao dịch

Muốn giao dịch theo mô hình Liquidity 2 đỉnh, nhà đầu tư đợi đến khi giá tiếp xúc với vùng tạo ra cấu trúc Major mới hình thành. Tại đây, bạn có thể xác định Risk entry hoặc xác nhận lệnh Sell. Bởi lệnh được mở trong xu hướng giảm, nên Traders nên hành động Take Profit nên được thực hiện khi giá đạt đến vùng giá quan trọng trong Time Frame cao hơn. Còn về Stop loss, Traders nên đặt từ 3-5 pips phía trên vùng cấu trúc Major. Điều này có thể điều chỉnh linh hoạt, phụ thuộc vào chiến lược quản lý rủi ro của nhà đầu tư.

Trading với Liquidity mô hình 2 đỉnh
Trading với Liquidity mô hình 2 đỉnh

Ví dụ cặp tiền ngoại tệ EUR/GBP tại khung D1:

Phân tích cặp EUR/GBP trong Liquidity mô hình 2 đỉnh
Phân tích cặp EUR/GBP trong Liquidity mô hình 2 đỉnh

Khi theo dõi sự phát triển của biểu đồ, bạn có thể nhận thấy:

  • Xu hướng thị trường hiện tại đang diễn ra theo hình thức giảm giá, với cấu trúc Minor được xác nhận.
  • Con sóng AB trong quá trình hồi lại đã giảm thiểu cấu trúc Minor, làm xuất hiện cấu trúc Major mới.
  • Giá giảm xuống tạo thành mô hình Liquidity 2 đỉnh trong phạm vi giới hạn của con sóng đẩy.

Từ những quan sát trên, có thể kết luận mô hình Liquidity này đã đáp ứng ba điều kiện:

  • Thị trường nằm trong xu hướng giảm.
  • Giá đã tái thiết lập Reorganization Of Market Flow để cấu thành cấu trúc Major mới.
  • Hai đỉnh của giai đoạn Reorganization Of Market Flow có vị trí phía dưới cấu trúc Major mới và thuộc không gian hoạt động của đợt sóng giảm Impulse wave.

Dựa vào lý thuyết này, nhà đầu tư có thể xem xét Risk Entry và lệnh Sell tại cấu trúc Major mới hoặc đợi xác nhận entry ở khung thời gian nhỏ. Chọn Take Profit khi giá đạt đến vùng giá quan trọng trong Time Frame cao hơn. Ngoài ra, bạn có thể đặt Stop loss dao động từ 3-5 pips trên vùng Major. Chỉ số này có thể linh động điều chỉnh, tùy vào nhu cầu cá nhân cũng như kế hoạch giao dịch của bạn.

Kết quả như sau:

Kết quả giao dịch
Kết quả giao dịch

Liquidity mô hình 2 đáy

Quá trình hình thành

Mô hình Liquidity 2 đáy có khả năng xuất hiện cao khi xu hướng thị trường tăng. Đây là giai đoạn thị trường trở nên khan hiếm Liquidity và bắt đầu quá trình tái tích lũy ReConsolidation hoặc tái thiết lập ROF. Nó sẽ là động lực quan trọng để duy trì xu hướng tăng trước đó.

Tìm hiểu về Mô hình Liquidity 2 đáy qua hình ảnh dưới đây:

Sự hình thành của Liquidity mô hình 2 đáy
Sự hình thành của Liquidity mô hình 2 đáy

Thị trường hiện đang trong giai đoạn tăng với việc xác nhận các cấu trúc Major và Minor. Trong bối cảnh này, một đợt sóng hồi xuất hiện để giảm nhẹ cấu trúc Minor. Từ đó thiết lập lại thị trường. Đỉnh Major lúc này đã đi lên vùng giá mới được xác nhận bởi ROF.

Giai đoạn ROF hình thành nhờ vào 2 đáy có vị trí phía trên cấu trúc Major. Giá sau đó đi ngược về cấu trúc Major vừa mới được tạo thành và tiếp tục ở trong xu hướng tăng.

Trong quá trình tạo thành mô hình Liquidity 2 đáy, có 3 điểm mà Traders có thể nhận diện như sau:

  • Thị trường đang tăng giá.
  • Giá trải qua quá trình tái thiết lập cấu trúc Reorganization Of Market Flow để cấu thành cấu trúc Major mới.
  • Hai đáy của ROF phải nằm trên cấu trúc Major mới xuất hiện.

Cách thức giao dịch

Để thực hiện giao dịch theo mô hình Liquidity 2 đáy, hãy chờ đến khi giá tiếp cận vùng tạo ra cấu trúc Major mới vừa hình thành. Tại đây, bạn có thể quyết định Risk entry hoặc xác nhận lệnh Mua.

Bởi vì đây là giao dịch trong bối cảnh tăng giá, lựa chọn Take Profit nên được thực hiện khi giá đạt đến vùng giá quan trọng ở khung thời gian cao hơn. Đối với Stop loss, nên đặt từ 3-5 pips trên vùng Major (có thể thay đổi tùy ý).

Giao dịch Liquidity mô hình hai đáy trong xu hướng tăng
Giao dịch Liquidity mô hình hai đáy trong xu hướng tăng

Biểu đồ cặp tiền XAU/USD khung D1:

Phân tích cặp ngoại tệ XAU/USD tại khung thời gian D1
Phân tích cặp ngoại tệ XAU/USD tại khung thời gian D1

Theo dõi biểu đồ, có thể thấy:

  • Xu hướng thị trường hiện tại đang tăng giá và cấu trúc Minor đã được xác nhận.
  • Con sóng AB trong thời gian hồi lại đã giảm nhẹ cấu trúc Minor, đồng thời tạo nên một cấu trúc Major mới.
  • Giá đã hình thành mô hình Liquidity 2 đỉnh bên trong không gian hoạt động của con sóng đẩy.

Từ những quan sát này, có thể kết luận rằng mô hình Liquidity này đã đáp ứng được 3 tiêu chí cần thiết:

  • Thị trường đi theo xu hướng tăng.
  • Giá đã tái thiết lập Reorganization Of Market Flow và thiết lập nên cấu trúc Major mới.
  • Hai đỉnh của ROF nằm trên vùng giá tạo thành cấu trúc Major mới.

Theo lý thuyết, tại thời điểm này, bạn có thể quyết định Risk entry một lệnh Mua tại cấu trúc Major mới vừa thiết lập hoặc đợi xác nhận Entry trong khung giờ nhỏ. Chọn Take Profit khi giá tiếp xúc với vùng giá quan trọng tại khung thời gian cao hơn và đặt Stop loss từ 3-5 pips dưới cấu trúc Major (được phép thay đổi tùy ý).

Kết quả:

Kết quả giao dịch
Kết quả giao dịch

Liquidity mô hình đường xu hướng (trendline) giảm

Quá trình hình thành

Mô hình Liquidity này đã được tạo thành khi xu hướng thị trường giảm giá. Tương tự như Liquidity mô hình 2 đỉnh, đây là một dạng Liquidity tiếp diễn xu hướng, xuất phát từ việc động lực thị trường đã gần chạm đáy và cần phải tái thiết lập ReDistribution.

Tìm hiểu về mô hình này qua ví dụ minh họa sau:

Hình thành Liquidity mẫu hình Trendline giảm
Hình thành Liquidity mẫu hình Trendline giảm

Thị trường đang phát triển theo xu hướng giảm, với các cấu trúc Major/Supply zone hoàn tất xác nhận. Sau BOS, một đợt sóng đẩy xuất hiện với nhiều sóng nhỏ (Internal), liên tục quay về lấy Order Flow của đợt sóng lúc trước.

Giá của các sóng nhỏ bên trong đợt sóng đẩy này luôn duy trì ở dưới trendline và liên tục tạo cấu trúc giảm. Đến khi một đợt sóng hồi xuất hiện và vượt qua trendline, quay về vùng Supply zone trước đó, đồng thời xóa bỏ những hành động cố gắng giảm từ phe Bán.

Bước vào giai đoạn Impulse wave, khi thị trường vẫn trong xu hướng giảm giá, nhưng động lực gần như đã cạn. Điều này yêu cầu Bigboy phải tham gia và điều phối thị trường bằng cách tạo ra Trendline Liquidity để tái cấu trúc thị trường. Sau khi cạn kiệt Liquidity, thị trường vẫn đi theo xu hướng giảm với một đợt sóng giảm mạnh.

Những quá trình trên đã hình thành mô hình Liquidity với trendline giảm.

Dựa vào tiến trình hình thành chi tiết của mô hình Liquidity với xu hướng giảm, Traders có thể thấy được 4 đặc điểm như sau:

  • Xu hướng hiện tại bắt buộc là Downtrend.
  • Khi thị trường tạo ra tín hiệu BOS, con sóng Impulse wave sẽ bắt đầu hình thành. Các con sóng nhỏ trong cấu trúc Internal structure của Impulse wave sẽ liên tục lấy Oder Flow của con sóng trước đó.
  • Những con sóng nhỏ này có vị trí phía dưới trendline giảm, bên trong con sóng Impulse wave.
  • Khi trendline giảm bị phá vỡ, giá sẽ chạm vào cấu trúc Major/Supply zone và tạo ra con sóng Impulse wave mới.

Cách thức giao dịch

Để đạt được hiệu quả khi giao dịch theo Liquidity trendline giảm, hãy đợi đến khi con sóng hồi phá vỡ trendline và chạm vào cấu trúc Major/Supply zone. Bạn có thể mở lệnh Sell ngay tại vùng Major/ Supply zone (Risk entry) hoặc chờ giá hồi lên một chút rồi mới mở lệnh (confirm entry). Stop loss của lệnh Sell được đặt từ 3-5 pips trên vùng Major, tùy theo mức độ chấp nhận rủi ro của bạn.

Hướng dẫn giao dịch với mô hình
Hướng dẫn giao dịch với mô hình

Cặp tiền tệ USD/CAD trong khung thời gian D1:

Cặp ngoại tệ USD/CAD được theo dõi trong khung thời gian D1
Cặp ngoại tệ USD/CAD được theo dõi trong khung thời gian D1

Theo dõi biểu đồ, nhận thấy như sau:

  • Xu hướng thị trường giảm giá với xác nhận các cấu trúc Minor.
  • Tiếp tục xu hướng qua con sóng đẩy Impulse wave, giá đã thiết lập nên cấu trúc Internal với các sóng ở phía dưới Trendline giảm.
  • Một đợt sóng hồi xuất hiện, phá vỡ trendline và tiếp xúc với vùng POI.

Phần lớn Traders có thể mở một lệnh Buy khi giá phá vỡ xu hướng giảm, nhưng thực tế đó chỉ là Trendline Liquidity của bộ phận “cá mập” trên thị trường.

Những nội dung trên đã cấu thành mô hình Liquidity với xu hướng giảm. Vì vậy, nhà đầu tư có thể mở một lệnh Sell khi giá tiếp xúc POI hoặc đợi xác nhận entry ở khung giờ thấp hơn. Mở Take Profit khi giá đạt tiệm cận vào khu vực quan trọng trong khung thời gian lớn hơn. Đặt Stop loss từ 3-5 pips trên vùng POI (tùy thuộc vào mức độ chấp nhận rủi ro của bạn).

Kết quả:

Kết quả giao dịch
Kết quả giao dịch

Liquidity mô hình trendline tăng

Quá trình hình thành

Đây là mô hình Liquidity hình thành trong bối cảnh thị trường đã có xu hướng tăng rõ rệt. Tương tự như Liquidity mô hình 2 đáy, đây là dạng Liquidity kéo dài xu hướng tăng khi lực mua đã yếu dần và cần được củng cố lại.

Tìm hiểu về điều này qua hình ảnh sau:

Tiến trình hình thành của mô hình
Tiến trình hình thành của mô hình

Thị trường đang tạo một trend tăng với các cấu trúc Major/Supply Zone được Confirm. Sóng tăng được hình thành sau tín hiệu BOS với nhiều sóng con bên trong liên tục quay lại lấy Oder Flow của sóng trước.

Giá của các sóng con trong xu hướng tăng luôn nằm trên đường trendline và tạo cấu trúc tăng dần lên. Cho đến khi một sóng hồi phá vỡ đường trendline này và quay trở lại vùng hỗ trợ trước đó, xóa bỏ tất cả hành động tăng giá của bên mua.

Trong giai đoạn Impulse wave, dù giá vẫn tăng nhưng lực mua đã yếu, buộc “cá mập” phải can thiệp bằng cách tạo Liquidity đường trendline để củng cố lại cơ cấu thị trường. Sau khi hút sạch lệnh, thị trường sẽ tiếp tục Uptrend với con sóng tăng mạnh mẽ.

Những quá trình trên đã cấu thành Liquidity với mẫu hình trendline tăng. Nhờ đó, Traders có thể nhận thấy rõ ràng 4 đặc điểm như sau:

  • Xu hướng hiện tại bắt buộc là Uptrend.
  • Song Impulse Wave sau tín hiệu BOS tạo ra cấu trúc sóng con bên trong, liên tục lấy Oder Flow của đợt sóng trong quá khứ.
  • Các sóng con bên trong Impulse Wave cần nằm trên đường trendline tăng. 
  • Sau khi phá vỡ đường trendline tăng, giá cả phải chạm vào cấu trúc Major/Demand zone để hình thành Impulse Wave.

Cách thức giao dịch

Để Trading với Liquidity trendline tăng, hãy chờ đến khi con sóng hồi phá vỡ qua trendline và tiếp xúc cấu trúc Major/ Demand zone. Bạn có thể quyết định mở lệnh Buy khi đạt đến điểm này.

Do đây là một giao dịch tiếp diễn trong xu hướng Uptrend, hãy đặt Take Profit khi giá đạt đến vùng giá quan trọng ở khung thời gian cao hơn. Đối với Stop loss, bạn nên đặt từ 3-5 pips dưới vùng Major (tùy vào chiến lược của bạn).

Giao dịch với mô hình
Giao dịch với mô hình

Ví dụ thông qua biểu đồ cặp tiền ngoại tệ NZD/USD trên khung thời gian D1:

Theo dõi sự biến động của cặp tiền tệ NZD/USD qua khung D1
Theo dõi sự biến động của cặp tiền tệ NZD/USD qua khung D1

Theo dõi biểu đồ, có thể nhận thấy những đặc điểm sau:

Thị trường đang trong xu hướng tăng, vùng Demand zone đã được Confirm.

Sau khi chạm xu hướng tăng qua sóng Impulse wave, giá đã hình thành cấu trúc Internal với nhiều sóng nhỏ nằm trên trendline tăng.

Một con sóng hồi đã được tạo thành, vượt qua trendline và tiệm cận với vùng POI.

Dựa trên những quan sát này, chúng ta có thể thấy rằng Liquidity mô hình trendline tăng đã được tạo ra. Theo lý thuyết, bạn có thể mở một lệnh Buy khi giá đạt tới vùng POI hoặc đợi xác nhận entry ở khung giờ thấp hơn. Khi giá đạt đến vùng giá quan trọng ở khung thời gian lớn hơn, bạn có thể đặt Take Profit. Thiết lập stop loss nên điều chỉnh từ 3-5 pips dưới vùng POI, tuỳ vào mức độ chấp nhận rủi ro của từng Traders.

Kết quả:

Kết quả giao dịch của mô hình
Kết quả giao dịch của mô hình

Liquidity là một thuật ngữ quan trọng trong thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường chứng khoán, ngoại hối. Tóm lại, Liquidity là khả năng mua hoặc bán một tài sản mà không làm thay đổi đáng kể giá của tài sản đó. Ý nghĩa của Liquidity (thanh khoản) trong thị trường rất quan trọng, cụ thể như: tạo môi trường giao dịch công bằng, giảm rủi ro, khớp lệnh nhanh chóng,.. Nói chung, việc hiểu rõ Liquidity là gì là điều cần thiết để bạn Trading hiệu quả hơn trên thị trường.

Xêm thêm:

Chu kỳ kinh tế là gì? 4 giai đoạn chính của Business Cycle

Phân biệt ý nghĩa giữa các thuật ngữ đầu cơ, đầu tư và giao dịch

Rate this post

Bài viết liên quan:

Trả lời