fbpx

Chiến tranh tiền tệ là gì? Những hệ lụy của chiến tranh tiền tệ

Chiến tranh tiền tệ là gì? Chiến tranh tiền tệ (Currency war) diễn ra khi các quốc gia chạy đua cho một cuộc cạnh tranh để giành lợi thế trên thị trường tài chính và tiền tệ quốc tế. Các biện pháp cố ý can thiệp vào giá trị đồng tiền thường gây ra tác động tiêu cực đến nền kinh tế thế giới. Đây là nguyên nhân gây bất ổn, mất niềm tin trong thị trường tài chính. Bài viết sau đây sẽ giải thích chi tiết khái niệm Currency war là gì và cách nó ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc tế.

Chiến tranh tiền tệ là gì? 

Chiến tranh tiền tệ là gì? Chính phủ các quốc gia tìm cách can thiệp vào giá trị của đồng tiền của mình, mục đích là tạo ra lợi thế cạnh tranh. Biện pháp thường dùng nhất là tăng giá trị xuất khẩu hoặc giảm giá trị nhập khẩu. Để làm được điều đó, họ cố gắng giảm giá trị của tiền tệ mình. Lúc này các sản phẩm của quốc gia đó sẽ có giá rẻ hơn, dễ bán ra thị trường quốc tế hơn. Tuy nhiên, hành động này gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế toàn cầu.

Các quốc gia bắt đầu một cuộc chiến tranh tiền tệ mong muốn tăng cường cạnh tranh xuất khẩu, kiểm soát lạm phát hoặc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Vậy làm thế nào để điều chỉnh giá trị của một đồng tiền?

Những nước tham gia chiến tranh tiền tệ có thể mua vào hoặc bán ra tiền tệ của một quốc gia nếu muốn làm giảm hoặc tăng giá trị của nó. Tất nhiên không thể tự điều chỉnh trong nội bộ quốc gia đó mà phải giao dịch trên thị trường ngoại hối. Những biện pháp này được thực hiện bởi các nhà đầu tư, các tổ chức tài chính và các ngân hàng trung ương.

Trong ngắn hạn hành động này có thể mang đến lợi ích cho các quốc gia tham gia. Nhưng đồng thời chúng cũng gây ra những hậu quả tiêu cực cho nền kinh tế toàn cầu. Chưa kể đến việc giá trị tiền tệ dao động mạnh cùng gây ra nhiều rủi ro cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp tham gia thị trường.

Giải nghĩa chia tiết chiến tranh tiền tệ là gì?
Giải nghĩa chia tiết chiến tranh tiền tệ là gì?

Ví dụ: Trong những năm 1980, Nhật Bản đã mua vào số lượng lớn đồng Yên nhằm mục đích làm giảm giá trị của nó so với đô la Mỹ. Hành động này đã thật sự hữu ích khi giúp Nhật Bản tăng cường xuất khẩu. Cùng với việc làm giảm tỷ lệ thâm hụt thương mại của Nhật Bản, điều này còn gây ra áp lực đối với Mỹ và các nước khác. Những quốc gia này buộc phải phản ứng bằng cách giảm giá trị đô la Mỹ, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm từ Mỹ xuất khẩu đi nước ngoài.

Hiện nay nhiều quốc gia và tổ chức thương mại trên thế giới đều phát triển các biện pháp để đối phó với các hành vi can thiệp của một số quốc gia khác lên đồng tệ của mình. 

Các thông tin liên quan đến chiến tranh tiền tệ 

Phương thức trực tiếp dẫn đến chiến tranh tiền tệ là giảm giá đồng tiền. Một quốc gia có thể giảm giá đồng tiền của mình, bằng cách bán ra nhiều đồng tiền hơn so với nhu cầu cần thiết, từ đó giá trị của đồng tiền giảm đi. Đồng nghĩa với việc hàng hóa của quốc gia đó rẻ hơn trên thị trường quốc tế, giúp đẩy mạnh xuất khẩu. Tuy nhiên, việc làm giảm giá tiền tệ dễ kéo theo lạm phát và đẩy giá trị đồng nội tệ xuống thấp.

Phương thức chiến tranh tiền tệ cơ bản nhất là giảm giá tiền tệ
Phương thức chiến tranh tiền tệ cơ bản nhất là giảm giá tiền tệ

Ngoài ra, Currency war còn có thể bao gồm các hành động áp đặt và chính sách ngăn chặn thương mại như thuế quan và tăng phí nhập cảnh. Đây là cách làm tăng giá hàng hóa và dịch vụ của các quốc gia nhập khẩu vào một nước nào đó. Như vậy sẽ bảo vệ các doanh nghiệp và ngành công nghiệp nội địa. Chính phủ phải cân nhắc kỹ lưỡng bởi các biện pháp này có khả năng dẫn đến chiến tranh thương mại, thậm chí là ảnh hưởng đến tình hình kinh tế toàn cầu.

Trong chiến tranh tiền tệ, một số quốc gia lựa chọn thay đổi tỷ giá hối đoái. Khi điều chỉnh tỷ giá hối đoái, ngân hàng trung ương và chính phủ có thể giúp điều chỉnh mức giá và mức lương trên thị trường quốc tế. Mặt trái của nó là ảnh hưởng đến giá trị đồng nội tệ của quốc gia và khó khăn cho người dân và doanh nghiệp khi trả nợ ngoại tệ.

Hệ lụy của chiến tranh tiền tệ là gì?

Chiến tranh tiền tệ có khả năng gây ra nhiều hệ lụy tiêu cực cho nền kinh tế thế giới. Trong đó:

Lạm phát và suy thoái kinh tế

Một trong những hệ lụy trực tiếp nhất của chiến tranh tiền tệ là làm tăng lạm phátsuy thoái kinh tế. Đúng là các quốc gia có thể đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, có năng lực cạnh tranh trên thị trường. Nhưng cũng phải tăng cường các biện pháp bảo hộ thương mại nội địa nhằm bảo vệ ngành sản xuất trong nước. Nhìn chung, chiến tranh về tiền tệ có thể dẫn đến một cuộc chiến thương mại ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu.

Chiến tranh về tiền tệ đe dọa tới sự ổn định của nền kinh tế thế giới
Chiến tranh về tiền tệ đe dọa tới sự ổn định của nền kinh tế thế giới

Khủng hoảng tài chính

Chiến tranh tiền tệ ở mức nguy hiểm còn gây ra tình trạng khủng hoảng tài chính. Nền kinh tế hiện nay đã toàn cầu hóa, nếu một quốc gia không thể trả nợ, chủ nợ của họ có thể bị phá sản. Lúc này các nhà đầu tư và các tổ chức tài chính rơi vào tình trạng báo động, có thể gây ra rủi ro tài chính và khủng hoảng kinh tế.

Chưa kể đến chiến tranh tiền tệ còn dẫn đến mất độ tin cậy trong nền kinh tế toàn cầu. Các nhà đầu tư sẽ mất niềm tin với quốc gia thường xuyên hoặc đột ngột đưa ra các chính sách tăng thuế quan hay giảm giá đồng tiền. Một khi thị trường hoạt động thiếu chắc chắn, các doanh nghiệp hoạt động trên toàn thế giới phải đối mặt với những rủi ro lớn.

Cách để giảm thiểu những tác động tiêu cực của chiến tranh tiền tệ là gì? Không có công thức nào để áp dụng chung cho các cuộc chiến tranh này. Cách hữu ích nhất là các quốc gia tự chuẩn bị những chính sách tài chính và kinh tế cẩn thận. Nên có cách xử lý mềm dẻo, hạn chế sự xung đột và tăng cường sự hợp tác trên toàn cầu.

Người dân có chịu ảnh hưởng bởi chiến tranh tiền tệ không?

Khi nhắc đến hậu quả của chiến tranh tiền tệ là gì không thể chỉ nói về tình hình kinh tế thế giới. Cuộc sống của người dân cũng bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp từ cuộc chiến này.

Thất nghiệp

Đối với nền kinh tế rơi vào giai đoạn suy thoái, tình trạng tăng mức thất nghiệp sẽ nhanh chóng diễn ra. Trong suy thoái, doanh nghiệp buộc phải giảm giá trị sản xuất để cắt giảm chi phí. Vì vậy muốn tồn tại và tiếp tục cạnh tranh, doanh nghiệp thường chọn cắt giảm nhân sự hoặc ngừng tuyển dụng. Như vậy người lao động phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp.

Chưa dừng lại ở đó, chiến tranh tiền tệ còn dẫn đến tình trạng lạm phát gây khó khăn trong việc tiêu thụ hàng hóa. Nếu đồng tiền mất giá, bạn sẽ phải trả nhiều tiền hơn để mua cùng một loại hàng hóa. Nói cách khác, giá cả của hàng hóa và dịch vụ sẽ tăng lên, gây ra nhiều trở ngại cho cuộc sống của người dân. Thất nghiệp đi kèm với tăng giá bán các sản phẩm thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và chăm sóc sức khỏe là tình trạng đáng báo động.

Chiến tranh tiền tệ gián tiếp làm tăng tỷ lệ thất nghiệp
Chiến tranh tiền tệ gián tiếp làm tăng tỷ lệ thất nghiệp

Giảm giá trị đầu tư

Chiến tranh tiền tệ ảnh hưởng trực tiếp lên thị trường chứng khoán. Nhà đầu tư có thể mất tiền do giá trị cổ phiếu giảm xuống hoặc không thể thu hồi nợ. Trong tình hình đó, tài sản và tiền bạc của người dân có xu hướng giảm, làm giảm khả năng tiết kiệm và đầu tư trong tương lai.

Bất ổn chính trị

Đối với tình hình chính trị, ảnh hưởng của chiến tranh tiền tệ là gì? Các mối quan hệ quốc tế vô cùng nhạy cảm trong chiến tranh tiền tệ, dễ có xung đột và khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế.

Những cuộc khủng hoảng tài chính gây ra bởi chiến tranh tiền tệ

Chiến tranh tiền tệ thế giới là nguyên nhân chính hoặc là nhân tố dẫn đến nhiều khủng hoảng tài chính lớn trong lịch sử. Cụ thể:

Khủng hoảng tài chính năm 1990

Vào những năm 1990 có một cuộc chạy đua giảm lãi suất giữa Hoa Kỳ với Nhật Bản và châu Âu. Mục đích là để tăng nhu cầu tiêu dùng đồng thời đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế. Sau khi các quốc gia liên tục giảm lãi suất, giá nhà đã tăng cao và tạo ra thị trường bất động sản nóng bỏng. Tình trạng chưa được giải quyết cho đến năm 2001 xảy ra cuộc tấn công khủng bố 11/9. Sự kiện này gây ra rủi ro và đổ bể thị trường chứng khoán trong khi bản thân thị trường đã không đủ ổn định. Để khắc phục tình trạng này, ngân hàng trung ương Hoa Kỳ tiếp tục giảm lãi suất xuống mức thấp kỷ lục nhằm thúc đẩy kinh tế.

Có thể gọi đây là khởi nguồn của làn sóng tiền tệ giá rẻ, đẩy cao giá nhà và tiêu dùng khiến thị trường bất động sản nằm trong nguy cơ bùng nổ. 

Khủng hoảng tài chính năm 2008

Khủng hoảng tài chính năm 2008 bắt nguồn từ sự sụp đổ của ngân hàng Lehman Brothers
Khủng hoảng tài chính năm 2008 bắt nguồn từ sự sụp đổ của ngân hàng Lehman Brothers

Vào năm 2007, giá bất động sản bắt đầu giảm và các khoản vay thế chấp có xu hướng mất giá trên thị trường. Sự kiện đánh dấu khủng hoảng tài chính là khi ngân hàng Lehman Brothers tuyên bố phá sản vào tháng 9 năm 2008.

Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 được cho là nguyên nhân của làn sóng vỡ nợ lớn, lan rộng trên toàn cầu. Hàng loạt ngân hàng và các công ty tài chính lớn liên tiếp đóng cửa, hàng triệu người mất việc làm và thổi bay hàng tỷ đô la trên thị trường chứng khoán. Tất cả những hệ lụy này đều được tạo ra từ cuộc chiến tiền tệ do các quốc gia lớn khởi xướng để tăng lợi thế kinh tế của họ.

Các cuộc chiến tranh tiền tệ xảy ra như thế nào? 

Nếu đã nắm rõ chiến tranh tiền tệ là gì bạn cũng nên hiểu được cách nó xảy ta. Chiến tranh tiền tệ có thể là hình thức cạnh tranh và đối đầu giữa 2 quốc gia, cũng có thể là giữa nhiều quốc gia hoặc các khu vực với nhau. Nếu kiểm soát tốt, chính sách tiền tệ giúp tăng trưởng kinh tế và nâng cao cạnh tranh rất nhanh chóng. Nhưng không thể tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực do sự thay đổi giá trị của tiền tệ.

Dấu hiệu của chiến tranh tiền tệ là gì?

Chiến tranh tiền tệ thường xảy ra khi một quốc gia hoặc khu vực có mức độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hơn so với các quốc gia hoặc khu vực khác. Giữa họ luôn có cạnh tranh và đối đầu, lúc này có thể sử dụng chính sách tiền tệ để giành lợi thế cạnh tranh.

Vậy dấu hiệu của chiến tranh tiền tệ là gì? Thông thường chính phủ sẽ tìm cách giảm giá trị tiền tệ để tăng xuất khẩu và giảm nhập khẩu. Một hình thức khác là tăng lãi suất để thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Mâu thuẫn về chính sách kinh tế, chính trị giữa các quốc gia

Ngoài ra các quốc gia cũng có thể khởi động chiến tranh tiền tệ để trả đũa, trừng phạt quốc gia khác do mâu thuẫn về chính sách kinh tế, chính trị. Ví dụ gần đây nhất là Mỹ và Trung Quốc đã tham gia vào cuộc chiến tranh tiền tệ không đơn thuần là vì tăng cạnh tranh, nguyên nhân phần lớn là sự xung đột trong chính sách kinh tế, chính trị của 2 nước.

Các tổ chức thương mại lớn thường xuyên tuyên truyền về việc điều tiết và quản lý các cuộc chiến tranh tiền tệ. Chỉ một quốc gia điều chỉnh giá trị tiền tệ bất thường có thể ảnh hưởng đến xu hướng kinh tế của nhiều quốc gia khác.

Chiến tranh tiền tệ ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống trên phạm vi toàn cầu
Chiến tranh tiền tệ ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống trên phạm vi toàn cầu

Chiến tranh tiền tệ và tình hình kinh tế hiện nay 

Dù trong thời đại nào vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ chiến tranh tiền tệ. Nguy cơ chiến tranh tiền tệ là gì trong tình hình kinh tế hiện nay? Cùng tìm hiểu chi tiết qua nội dung sau:

Chiến tranh tiền tệ ảnh hưởng đến tài chính và kinh tế toàn cầu

Các quốc gia trên thế giới ngày càng có nhiều tương tác và mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau trong lĩnh vực kinh tế và tài chính. Do đó chiến tranh tiền tệ có thể có ảnh hưởng lớn đến tài chính và kinh tế trên phạm vi toàn cầu.

Các biện pháp chiến tranh tiền tệ là nguyên nhân của sự biến động lớn trong giá cả và tỷ giá hối đoái. Từ đó gây ảnh hưởng đến thị trường ngoại hối và các thị trường tài chính toàn cầu. Các quốc gia lớn như Mỹ, Trung Quốc và Châu Âu đang áp dụng chính sách tiền tệ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và bảo vệ lợi ích quốc gia. Mỗi quyết định về lãi suất, tỷ giá hối đoái và chính sách tiền tệ của những ông lớn này đều có thể gây ra các cuộc đối đầu và cạnh tranh về giá trị đồng tiền.

Tiền tệ kỹ thuật số có tác động đến chiến tranh tiền tệ không?

Nhiều nhà đầu tư đã biết rõ Currency war là gì nhưng vẫn không thể xác định tiền ảo có tác động gì đến cuộc chiến này hay không? Rất khó để khẳng định mối liên quan trực tiếp giữa đồng tiền kỹ thuật số và chiến tranh tiền tệ vì chưa có tiền lệ nào.

Tuy nhiên sự xuất hiện của các loại tiền tệ kỹ thuật số đang dần được công nhận là một loại tiền tệ pháp lý. Các loại tiền kỹ thuật số như Bitcoin đang đang được chấp nhận rộng rãi như là một phương tiện thanh toán chính thức. Sự ra đời của các loại tiền tệ kỹ thuật số này có thể tạo ra sự cạnh tranh mới cho các quốc gia và quỹ tiền tệ truyền thống, đặc biệt trong bối cảnh các nhà đầu tư và doanh nghiệp bắt đầu chuyển đổi phần lớn tài sản sang các loại tiền ảo.

Ảnh hưởng của tiền kỹ thuật số đến chiến tranh tiền tệ khá phức tạp và không thể dự đoán
Ảnh hưởng của tiền kỹ thuật số đến chiến tranh tiền tệ khá phức tạp và không thể dự đoán

Những bài học từ các cuộc khủng hoảng tài chính trong lịch sử đã giúp các quốc gia chuẩn bị sẵn giải pháp nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực của chiến tranh tiền tệ. Các chính sách tăng cường hợp tác quốc tế hay xây dựng các quy định, cơ chế quản lý thị trường tài chính toàn cầu đã được đề xuất và thông qua.

Tổng hợp những quyển sách về chiến tranh tiền tệ

Dưới đây là một số quyển sách mà bạn có thể xem xét để tìm hiểu về chiến tranh tiền tệ là gì và các vấn đề chuyên sâu hơn:

Chiến tranh tiền tệ – Tác giả Song Hong Bing

Nếu bạn chưa biết gì về Currency war là gì có thể nhập môn bằng cuốn sách này. Song HongBing (Tống Hồng Bình) là người có quốc tịch Mỹ gốc Trung Quốc. Trong khoảng thời gian sống và làm việc tại Trung Quốc tác giả này đã viết nhiều bài nghiên cứu về lĩnh vực kinh tế – tài chính.

Sách “Chiến tranh tiền tệ” của tác giả Tống Hồng Bình
Sách “Chiến tranh tiền tệ” của tác giả Tống Hồng Bình

Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là cuốn “Chiến tranh tiền tệ” gồm 2 tập. Người đọc có thể cùng Song HongBing tìm hiểu những bí mật đằng sau tất cả các sự kiện lớn nhỏ trên toàn cầu. Tác giả tập trung phân tích sự kiện lịch sử và các tình tiết phản ánh quan điểm của mình về hệ thống tài chính toàn cầu.

Trong cuốn sách này, tác giả đã làm rõ 4 vấn đề lớn gồm:

  • Câu hỏi mở đầu: “Ai mới thực sự là người giàu nhất trên thế giới?”. Không phải là những cái tên quen thuộc với báo chí, những ông trùm trong giới ngân hàng mới là người giàu có nhất. Tuy nhiên những người này hầu như vô hình trước công chúng.
  • Thông tin về các tài phiệt nắm trùm nền kinh tế tài chính nước Mỹ. Cuộc chiến nhiều năm giữa ngân hàng quốc tế với các đời Tổng thống của Hoa Kỳ.
  • Đôi khi chính chiến tranh và suy thoái là cơ hội ngàn vàng để ngành ngân hàng kiếm tiền và sinh lợi.
  • Những nhà tài phiệt thực ra rất mong chờ suy thoái, khủng hoảng kinh tế.
  • Nước đang phát triển có thể đang dính bẫy của quỹ tiền tệ quốc tế.

Các cuộc chiến tranh tiền tệ – Tác giả James Rickards

“Các cuộc chiến tranh tiền tệ” của tác giả cung cấp kiến thức sơ lược về 2 cuộc chiến tranh tiền tệ diễn ra trong lịch sử. Thông qua đó người đọc cũng hiểu biết nhiều lý thuyết về tài chính – tiền tệ hơn.

Bạn sẽ nhận thấy sự giằng co giữa đồng tiền mạnh trên thế giới vốn không yên bình thư bề ngoài. Người đọc cũng có thể tham khảo kịch bản xấu nhất nếu Mỹ và các nhà lãnh đạo thế giới lựa chọn bỏ qua sai lầm của những người đi trước.

Điểm khác biệt lớn nhất của cuốn sách này so với “Chiến tranh tiền tệ” của Song HongBing là dựa vào các sự kiện trong quá khứ kết hợp phân tích tình hình hiện tại của thế giới tài chính. James Rickards dựa vào hiểu biết của mình để đưa ra nhiều góc nhìn phân tích sâu sắc về các chiến lược và biện pháp cần thiết để đối phó với những thách thức từ các cuộc chiến tranh tiền tệ.

Sách “Các cuộc chiến tranh tiền tệ” của tác giả James Rickards
Sách “Các cuộc chiến tranh tiền tệ” của tác giả James Rickards

Trên đây là tổng hợp tất cả các thông tin giúp bạn hiểu rõ chiến tranh tiền tệ là gì. Hy vọng thông qua bài viết này nhà đầu tư không chỉ hiểu rõ khái niệm về cuộc chiến tiền tệ mà còn hiểu được những tác động của nó đến nền kinh tế và đời sống của người dân. Bạn có thể tham khảo thêm kiến thức từ 2 cuốn sách được gợi ý trong bài viết nhé!

Xem thêm:

Lý do tạo ra sự hình thành của tư bản tài chính là gì?

Phương pháp đầu tư theo chu kỳ kinh tế mang lại hiệu quả cao

Rate this post

Bài viết liên quan:

Trả lời