fbpx

Ngày thứ tư đen tối và sự thất bại của ngân hàng Anh

Ngày thứ tư đen tối được đánh giá là một sự kiện gây chấn động giới tài chính toàn cầu nói chung và nước Anh nói riêng một thời. Sau sự kiện này, Vương quốc Anh đã chịu nhiều tổn thất dù đã cố gắng ngăn chặn nó xảy ra trước đó. Vậy cụ thể thứ tư đen tối là sự kiện gì, tại sao nó lại xảy ra, gây ảnh hưởng nghiêm trọng và hậu quả để lại là gì? Cùng Trader Forex tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay. 

Ngày thứ tư đen tối (Black Wednesday) và George Soros

Tìm hiểu về George Soros

Trước khi đi vào tìm hiểu thứ tư đen tối là sự kiện như thế nào, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về George Soros, được mệnh danh là nhà đầu tư thành công và tài giỏi. Ông và ngày thứ tư đen tối có sự liên quan với nhau. Trong khi sự kiện này làm cho giới đầu tư phải khiếp sợ thì Soros lại có thể trở nên giàu có và nổi tiếng từ Black Wednesday. Vậy George Soros là ai?

George Soros là một trong các nhà quản lý quỹ tài ba, nhiều người gọi ông là nhà đầu tư, nhà giao dịch thành công nhất. Soros quản lý quỹ Quantum Fund, một quỹ đầu tư có lợi nhuận trung bình mỗi năm là 30% giai đoạn năm 1970 đến năm 2000. Bên cạnh đó, ông còn là chủ tịch của Soros Fund Management LLC.

Huyền thoại đầu tư George Soros
Huyền thoại đầu tư George Soros

George Soros là người Do Thái sinh ra tại Hungary, ông cũng nổi tiếng với các dự án từ thiện lớn. Soros đã quyên góp hàng tỷ đô la với các mục đích khác nhau, đa số sẽ dành cho các hoạt động giáo dục, y tế và phát triển nền dân chủ. Bên cạnh đó, ông cũng là người theo đuổi sự tự do và tiến bộ.

Để nói về phong cách đầu tư của ông, Soros được cho là người duy nhất trong số những nhà đầu tư giàu có nổi tiếng thừa nhận rằng bản năng đóng một vai trò chủ chốt trong các lựa chọn đầu tư. Tuy là vậy, ông vẫn thông thạo các xu hướng kinh tế khu vực và trên toàn thế giới, sau đó sử dụng vốn kiến ​​thức này để phát triển các thị trường có đòn bẩy cao và các mức “cược” lớn.

Người ta nói rằng Soros biết rõ thị trường đến mức ông có thể dựa theo bản năng để biết khi nào thị trường điều chỉnh, để có thể kiếm được những khoản lợi nhuận khủng. Dù điều đó có chính xác hay sai đi chăng nữa thì những gì Soros làm được đã mang lại cho ông khối tài sản mơ ước mà hiếm nhà đầu tư nào trên thế giới có thể theo kịp, ngoại trừ Warren Buffett.

Thứ tư đen tối là gì?

Black Wednesday, hay ngày thứ tư đen tối, là tên gọi của một sự kiện xảy ra vào ngày thứ Tư năm 1992, cụ thể là ngày 16 tháng 9 năm 1992. Sự kiện thứ tư đen tối đã khiến giới đầu cơ phá giá trị đồng bảng Anh và làm cho hệ thống tài chính Vương quốc Anh sụp đổ, trong đó đứng đầu là Ngân hàng Trung ương của Anh.

Ở giai đoạn đó, các nguồn lực thị trường đã kết nối với nhau nhằm tạo áp lực lên chính phủ Anh để thoát khỏi cơ chế tỷ giá hối đoái châu Âu (ERM) thông qua loại bỏ đồng tiền quốc gia này khỏi thỏa thuận.

Ngân hàng Trung ương Anh đã thất bại trong việc tự bảo vệ mình khỏi các cuộc tấn công trên thị trường tiền tệ bằng cách bán tháo đồng bảng Anh, trị giá khoảng 3,3 tỷ bảng Anh. Kết quả là đồng bảng Anh rớt giá mạnh, giới đầu cơ do George Soros làm đại diện đã giành thắng lợi, kiếm được lợi nhuận khủng khoảng 1 tỷ USD chỉ trong vòng 1 tháng, Ngân hàng Trung ương Anh coi như lụi bại, sau đó, nền kinh tế rơi vào suy thoái trầm trọng.

Thứ tư đen tối là sự kiện mà khi nhắc đến, các Ngân hàng Trung ương phải khiếp sợ
Thứ tư đen tối là sự kiện mà khi nhắc đến, các Ngân hàng Trung ương phải khiếp sợ

Ngày thứ tư đen tối và sự thất bại của ngân hàng Anh

Vì sao lại xảy ra sự kiện thứ tư đen tối?

Để biết lý do tại sao ngày thứ tư đen tối lại xảy ra, chúng ta cần bắt đầu với cơ chế tỷ giá hối đoái châu Âu (ERM). Cơ chế này được tạo ra vào tháng 3 năm 1979 với mục đích để hạn chế sự biến động tỷ giá hối đoái và giữ cho chính sách tiền tệ trên khắp châu Âu ổn định trước khi giới thiệu đồng tiền chung mà chúng ta biết ngày nay, chính là đồng euro.

Lý do xảy ra thứ tư đen tối
Lý do xảy ra thứ tư đen tối

Kể từ khi ra mắt cơ chế tỷ giá hối đoái châu Âu (ERM), Vương quốc Anh đã từ chối tham gia. Tuy nhiên, vào thời điểm tháng 10 năm 1990, Vương quốc Anh quyết định tham gia ERM. Lý do là vì tình hình lạm phát đã gia tăng, từ tỷ lệ 3% trong giai đoạn năm 1988 đến mức 10,9% trong năm 1990. Để ngăn chặn lạm phát trầm trọng này, Vương quốc Anh bắt buộc phải tham gia vào cơ chế tỷ giá hối đoái châu Âu với mục đích để giữ ổn định tình trạng này.

Đồng thời, Vương quốc Anh cũng thực hiện chính sách neo đồng bảng Anh với đồng Deutsche Mark của Đức, với mong muốn định vị nền kinh tế và tài chính của Vương quốc Anh sau Đức, nền kinh tế mạnh nhất châu Âu lúc bấy giờ. Vương quốc Anh hiện đã thiết lập mục tiêu và phải giữ đồng bảng Anh ổn định so với đồng mark Deutsche, nếu có sự thay đổi cũng không vượt quá mức 6%.

Trong đó, giá trị của bảng Anh khi đó được ấn định ở mức 2,95 Deutsche Marks, đồng nghĩa với việc Vương quốc Anh phải duy trì đồng tiền này, khiến nó chỉ ở mức thấp tối thiểu là 2,78 và tối đa là 3,13. Tuy nhiên, thực tế lúc nào cũng khó hơn so với dự định, mọi thứ đã trở nên khó khăn hơn nhiều so với mong muốn.

Sau khi tham gia vào ERM, tình hình lạm phát ở Anh thậm chí còn tăng hơn nữa, cao gấp 3 lần ở Đức và lãi suất thay đổi tăng lên mức 15%. Vương quốc Anh lúc đó đang trải qua thời điểm tăng trưởng kinh tế không ổn định, điều đó có nghĩa là Vương quốc Anh có thể sớm rơi vào thời điểm suy thoái. Với nhà đầu tư George Soros và những nhà đầu tư khác, BOE bấy giờ bắt đầu giống như một con mồi dễ dàng để nuốt trọn.

Cách mà George Soros đánh sập Ngân hàng Anh

Trong hoàn cảnh khó khăn mà chúng ta đã tìm hiểu qua, Vương quốc Anh đã chi hàng tỷ đô la từ năm 1990 đến năm 1992 để mua đồng bảng Anh (GDP) và giữ cho nó ổn định, bên cạnh đó là liên tục tăng lãi suất để hấp dẫn các nhà giao dịch và ngăn chặn tình trạng bán khống đồng bảng Anh, từ đó hỗ trợ đồng tiền này, giữ cho nó tồn tại và ngăn lạm phát.

Thế nhưng, toàn bộ các phương án giải quyết, không có phương án nào ở trên có vẻ hiệu quả và đồng bảng Anh giảm mạnh khi nhiều nhà đầu tư tiếp tục bán tháo đồng bảng Anh vào thời điểm họ không còn niềm tin vào chính sách tiền tệ của Vương quốc Anh.

Giai đoạn cao trào nhất của sự kiện ngày thứ tư đen tối đến là vào ngày 15 tháng 9 năm 1992, khi chủ tịch Bundesbank, ông Helmut Schlesinger nói với tờ Wall Street Journal và một tờ báo khác của Đức rằng các đồng tiền châu Âu cần phải được thiết kế lại và ông nói thêm rằng đồng bảng Anh quá mạnh đối với mác Đức.

Thời điểm mà Soros chờ đợi đã đến, chính là Black Wednesday. Sau bài phỏng vấn của Schlesinger, chính phủ Anh biết rằng nếu đồng bảng Anh không mất giá, đồng bảng Anh có cơ hội duy trì trên giới hạn dưới của phạm vi 6%. Nhưng một khi ra khỏi phạm vi này, nó sẽ giảm mạnh sâu. Vì vậy, chính phủ Anh đã chi hàng tỷ đô la để mua số lượng lớn đồng bảng Anh với mong muốn nó được đánh giá cao và giữ nó trong một phạm vi an toàn. Tuy nhiên, sau cùng thì kế hoạch này không thành công.

Cũng trong thời điểm ngày 15 tháng 9, George Soros thực hiện bán khống đồng bảng Anh một cách mạnh mẽ, nghĩa là ông đã bán đồng bảng này thông qua việc đổi nó lấy một loại tiền tệ khác, thỏa thuận sẽ chuyển đổi lại một ngày sau đó. Với rất nhiều đồng bảng Anh được bán khống, đồng bảng mất giá nhanh chóng.

Sau khi thị trường chứng khoán mở cửa vào ngày 16 tháng 9, Ngân hàng Trung ương Anh bắt đầu mua đồng nội tệ nhằm ngăn chặn đồng tiền này giảm giá sâu hơn. Tuy nhiên, lúc đồng bảng Anh có dấu hiệu tăng lên, Soros lại tiến hành bán tháo và làm cho nó giảm lại càng giảm hơn nữa. BOE đã có hai lần can thiệp vào cuộc chiến này vào lúc trước 8h30 sáng, mỗi một lần như vậy sẽ mua một khối lượng đồng bảng lớn, tuy nhiên hoàn toàn thất bại.

Cuộc vật lộn kéo dài suốt một buổi sáng. Ngân hàng lại nâng lãi suất lên 10%, rồi 12%, sau cùng là 15% để lôi kéo nhà đầu tư mua vào để tăng giá trị đồng nội tế. Nhưng mọi thứ không có tiến triển tốt đẹp. Giá trị của đồng bảng Anh giảm thêm 9,5% khi Soros và các nhà đầu tư khác chiến đấu với các ngân hàng trong một ngày. Sau cùng, George Soros đã thắng, và phương án thông minh cùng kinh nghiệm của ông đã đem lại cho ông khoản lợi nhuận trên 1 tỷ đô la.

Hành trình bán khống của Soros và sự sụp đổ của Ngân hàng Anh
Hành trình bán khống của Soros và sự sụp đổ của Ngân hàng Anh

Ngày thứ tư đen tối đã mang đến hậu quả gì?

Sau khoảng thời gian “chinh chiến”, cuối cùng Ngân hàng Trung ương Anh cũng buộc phải thừa nhận chịu thua. Nhìn chung, George Soros đã bán khống hơn 10 tỷ bảng Anh và thu về được hơn 1 tỷ đô la tiền lãi, khiến đồng bảng Anh lao dốc. Vương quốc Anh mất 3,3 tỷ bảng Anh và phải thoát khỏi ERM. Toàn bộ sự kiện ngày thứ tư đen tối đã ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế và làm tổn thất đến danh tiếng của Ngân hàng Trung ương Anh.

Sau đó, Vương quốc Anh được xem là đã rơi vào thời kỳ suy thoái. Nhiều người Anh đã bắt đầu coi ERM là “The eternal recession machine” (có thể dịch là cỗ máy suy thoái mãi mãi). Trong lúc chính phủ đã mất rất nhiều tiền, một vài chính trị gia lại hạnh phúc, nói rằng hậu quả của việc tham gia ERM sẽ tiên phong cho các chính sách bảo thủ, sẽ được coi là động lực phục hồi và phát triển kinh tế của đất nước về lâu dài.

George Soros được coi là một huyền thoại gắn liền với sự kiện thứ tư đen tối. Tuy nhiên, ông không phải là người duy nhất, nhiều nhà giao dịch đã cùng nhau bán khống đồng bảng Anh vào thời điểm đó. Thế nhưng, cũng phải đồng ý rằng Soros là người đã làm nhiều nhất, được cho là người dẫn đầu thị trường đã đánh bại Ngân hàng Trung ương Anh và làm cho nó sụp đổ.

Giả sử Soros không “đổ” một số tiền lớn như thế vào việc bán khống đồng bảng Anh, thì ngân hàng đã có thể hoàn toàn giữ nguyên giá trị của đồng bảng Anh. Hơn nữa, trong sự kiện này, Soros đã rất hung dữ, có kế hoạch tốt và nắm bắt cơ hội để tấn công, vì vậy mà hoàn toàn không có sơ hở nào để Ngân hàng phản kháng.

Ngày thứ thứ đen tối – Bài học rút ra

Thứ tư đen tối là một sự kiện mà khi nhắc đến, làm cho chính phủ Vương quốc Anh phải khiếp sợ, nhưng nó cũng dạy những bài học quan trọng cho các chính phủ và tổ chức tài chính lớn. Bên cạnh đó, hành động của Soros cũng gửi đến các nhà giao dịch tài chính một thông điệp, và thậm chí có thể là một bài học cực kỳ hay để có thể đứng vững và thành công trên thị trường.

Với chính phủ và các tổ chức tài chính

Đối với chính phủ và các tổ chức tài chính, Black Wednesday như một cú đánh thẳng vào các chính sách với mục tiêu phát triển kinh tế của một quốc gia. Từ đó, họ sẽ có những chính sách hiệu quả hơn.

  • Ngày thứ tư đen tối đã định hình lại cơ bản bối cảnh kinh tế và chính trị ở Vương quốc Anh và trên khắp châu Âu.
  • Việc tham gia ERM cho thấy các giới hạn của lãi suất: lãi suất ERM được thiết lập để chống lại Đức chứ không phải toàn bộ nền kinh tế châu Âu và vì vậy, việc hình thành các tiêu chuẩn nhưng nhiều đất nước khác không thể đáp ứng. Nói cách khác, việc thành lập đồng tiền chung phải dựa trên toàn bộ khu vực chứ không chỉ một đất nước cụ thể, cho dù đất nước đó có sự tác động lớn như thế nào.
  • Cuối cùng, một bài học do các tổ chức tài chính, chính là tiến hành các biện pháp cực đoan để ngăn chặn hành vi thị trường có thể hoàn toàn là vô nghĩa và tốn kém.

Với các nhà giao dịch Forex

Đối với các nhà giao dịch Forex nhỏ lẻ bấy giờ và hiện nay, sự kiện thứ tư đen tối vẫn ảnh hưởng ít nhiều và để lại nhiều bài học trong quá trình đầu tư tại thị trường tài chính.

  • Đừng nghĩ rằng mình sẽ không làm được, ngay cả khi chúng ta chỉ có một mình: có vẻ vô lý khi Soros đã làm sập Ngân hàng Trung ương, nhưng nó là thật. Việc Vương quốc Anh không tham gia ERM nữa là một điều mà nhiều người không lường trước được, nhưng rõ ràng chính phủ cũng có thể mắc sai lầm và dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, điều này mang lại cơ hội cho các nhà giao dịch.
  • Không ngừng tìm kiếm cơ hội trong sự náo loạn và sẵn sàng đối phó với các biện pháp cực đoan có thể xảy ra. Đồng thời, không thấy khó mà nản, thấy thị trường bất ổn lại cảm thấy tiêu cực, bạn có thể quyết định đi tiếp hoặc không nhưng tuyệt đối không được để mình rơi vào tâm lý hoang mang, lo sợ.
  • Bên cạnh đó, một bài học nữa cho bạn đó là trong giao dịch, bạn luôn cần phải có kế hoạch chi tiết nhất và biết cách đo lường năng lực của bản thân tới đâu. Mặc dù George Soros có thể chiến thắng, nhưng đó là nhờ kinh nghiệm dày dặn và tiềm lực tài chính to lớn của ông. bạn hãy có niềm tin vào thị trường này, nhưng tuyệt đối đừng chủ quan, việc chủ quan sẽ có thể khiến bạn mất tất cả chỉ trong giây lát.

Tuy rằng sự kiện ngày thứ tư đen tối được xem là một thảm họa, nhưng nó đã để lại nhiều bài học to lớn dành cho Ngân hàng Trung ương và các tổ chức tài chính Anh nói riêng và trên thế giới nói chung. Bên cạnh đó, nhiều bằng chứng cho thấy những quyết định và chính sách kinh tế được công bố sau thứ tư đen tối đã góp phần giúp cho nền kinh tế Anh phát triển, hạn chế lạm phát gia tăng. Ngày nay, sự kiện Black Wednesday vẫn để lại bài học vô giá cho các nhà giao dịch nhỏ lẻ. Từ đó, chúng ta càng có niềm tin vào thị trường nhưng cũng không chủ quan để đẩy bản thân rơi vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Hy vọng rằng, bài viết hôm nay đã mang đến cho nhiều anh em những cảm nhận sâu sắc về thị trường và những gì đã xảy ra trong quá khứ.

Tìm hiểu thêm:

Hiện tượng thiên nga đen hay Black Swan là gì?

Rate this post

Bài viết liên quan:

Trả lời